Theo Thạc sĩ - KTS Trần Quốc Bảo (Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Tiền thực dân, một trong những phong cách chủ đạo của kiến trúc Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.Phong cách kiến trúc này bắt đầu hình thành từ khu Nhượng địa ở Hà Nội, với những ngôi nhà làm việc, nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp vào buổi đầu lực lượng này đồn trú ở thành phố lớn nhất miền Bắc.Với mong muốn có được những không gian phù hợp với chức năng cần thiết và tránh được cái nóng oi ả mùa hè, các sĩ quan công binh Pháp đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới đơn giản với các hành lang rộng bao lấy không gian chính.Sau khi chiếm được thành Hà Nội, các công trình dạng này tiếp tục được người Pháp xây trong thành cũng như trên trục đường nối khu Nhượng địa với thành Hà Nội và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hình thành nên phong cách kiến trúc Tiền thực dân.Về tổng quan, các công trình kiến trúc Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản với hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có hai tầng, sàn tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn.Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức tranh trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lanh quanh nhà được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khoá vòm.Nhìn chung thì đây là phong cách mang tính công năng, không chú trọng về mặt thẩm mỹ, ít giá trị về kiến trúc so với những công trình xây sau này. Tuy vậy, chúng là đại diện cho một giai đoạn sơ khởi của kiến trúc Pháp ở Hà Nội nên cần được tôn trọng ở một mức độ nhất định.Trở lại với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cơ sở hạ tầng của Bảo tàng này là khu nhà thuộc trại lính thông tin của quân đội Pháp xưa, được xây dựng từ những thập niên cuối thế kỷ 19, khi người Pháp bắt đầu chuyển đổi thành Hà Nội thành sở chỉ huy.Bảo tàng khánh thành ngày 22/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Quân đội. Kiến trúc gốc của công trình vẫn được gìn giữ, với một số cải tạo để phù hợp với công năng của một bảo tàng.Ngày nay, khu nhà có tuổi đời lâu nhất nhì Hà Nội này là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu...Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
Theo Thạc sĩ - KTS Trần Quốc Bảo (Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Tiền thực dân, một trong những phong cách chủ đạo của kiến trúc Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.
Phong cách kiến trúc này bắt đầu hình thành từ khu Nhượng địa ở Hà Nội, với những ngôi nhà làm việc, nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp vào buổi đầu lực lượng này đồn trú ở thành phố lớn nhất miền Bắc.
Với mong muốn có được những không gian phù hợp với chức năng cần thiết và tránh được cái nóng oi ả mùa hè, các sĩ quan công binh Pháp đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới đơn giản với các hành lang rộng bao lấy không gian chính.
Sau khi chiếm được thành Hà Nội, các công trình dạng này tiếp tục được người Pháp xây trong thành cũng như trên trục đường nối khu Nhượng địa với thành Hà Nội và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hình thành nên phong cách kiến trúc Tiền thực dân.
Về tổng quan, các công trình kiến trúc Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản với hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có hai tầng, sàn tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn.
Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức tranh trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lanh quanh nhà được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khoá vòm.
Nhìn chung thì đây là phong cách mang tính công năng, không chú trọng về mặt thẩm mỹ, ít giá trị về kiến trúc so với những công trình xây sau này. Tuy vậy, chúng là đại diện cho một giai đoạn sơ khởi của kiến trúc Pháp ở Hà Nội nên cần được tôn trọng ở một mức độ nhất định.
Trở lại với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cơ sở hạ tầng của Bảo tàng này là khu nhà thuộc trại lính thông tin của quân đội Pháp xưa, được xây dựng từ những thập niên cuối thế kỷ 19, khi người Pháp bắt đầu chuyển đổi thành Hà Nội thành sở chỉ huy.
Bảo tàng khánh thành ngày 22/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Quân đội. Kiến trúc gốc của công trình vẫn được gìn giữ, với một số cải tạo để phù hợp với công năng của một bảo tàng.
Ngày nay, khu nhà có tuổi đời lâu nhất nhì Hà Nội này là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu...
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.