1. Bộ não con người có khả năng lưu trữ dung lượng 1 petabyte (1.000 terabyte): Các nhà khoa học Đại học Texas đã phát hiện một khớp thần kinh có dung lượng lưu trữ là 4,7 byte. Nhân lên với số lượng khớp thần kinh thì dung lượng của cả bộ não con người là 1 petabyte. Đây là một con số khổng lồ, gấp 10 lần những nghiên cứu trước đây, cho thấy bộ não của con người có tiềm năng rất lớn. 2. Nguy cơ bị đau tim tăng cao vào thứ Hai: Nghiên cứu khoa học của Thụy Điển cho thấy con người có nguy cơ bị đau tim cao hơn vào thứ Hai, kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới. Nguy cơ bị đau tim thấp nhất rơi vào thứ Bảy và vào giữa mùa hè (tháng 7). 3. Xương người cứng gấp nhiều lần so với bê tông: Xương bao gồm canxi hydroxylapatite (khoảng 60%) và collagen, do đó cấu trúc của chúng có sức chịu đựng rất tốt. Đây là một trong những " siêu năng lực" của cơ thể con người không hẳn ai cũng biết. 4. Bạn cần tiêu hao 7.700 kcal để giảm 1 kg: Khi chúng ta giảm cân, chất béo dư thừa sẽ biến thành CO2 và nước và giải phóng năng lượng. Để loại bỏ 1 kg chất béo, bạn cần đốt cháy 7.700 kcal. Điều đó tương đương với 10 giờ chạy, 16 giờ bơi lội, hoặc 24 giờ nhảy liên tục. 5. Tổng diện tích phổi người bằng tổng diện tích của sân tennis: Nếu trải tất cả các tế bào phổi lên mặt phẳng, bạn sẽ có được diện tích cả một sân tennis. 6. Nấc có thể kéo dài nhiều năm: Charles Osborne người Mỹ đã lập kỷ lục Guinness khi nấc liên tục trong 68 năm (1922-1990). Cơn nấc của ông chỉ bông dưng dừng lại một ngày không có lý do nào cả. Charles vẫn sống một cuộc sống bình thường, có gia đình và qua đời ở tuổi 96. 7. Con người có hơn 5 giác quan: Theo các nhà khoa học, dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau, ước tính con người có từ 9 đến 20 giác quan. Ví dụ, con người có những cảm nhận về thời gian, nhiệt độ (cảm giác ấm áp), cảm giác về sự cân bằng và cảm nhận cơ thể. Cảm nhận cơ thể giúp chúng ta luôn chạm chính xác vào mũi mình mà không cần nhìn. 8. Giác mạc là bộ phận cơ thể duy nhất không có mạch máu: Do không có mạch máu nên giác mạc vẫn trong suốt. Điều này là tốt bởi vì mạch máu sẽ là một rào cản đối với thị lực. Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ sự khuếch tán của các chất từ cấu trúc cơ thể quanh nó. 9. Nữ nháy mắt gấp đôi nam: Do nữ giới có nhiều estrogen hơn, là hormone kích thích sản xuất chất bôi trơn tự nhiên giữ ẩm các niêm mạc, trong đó có mắt. 10. Khi hắt hơi mắt bạn sẽ luôn nhắm: Cơ chế này của cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi vi khuẩn khi hắt hơi. Bạn cũng có thể hắt hơi mà cố gắng mở mắt nếu muốn. 11. Buổi sáng bạn cao hơn buổi tối 1 cm: Trong ngày chúng ta thường phải ở trong tư thế thẳng đứng, do đó đĩa đệm sẽ trở nên mỏng hơn và cứng hơn do ảnh hưởng của trọng lượng. Khi di ngủ, đĩa đệm nghỉ ngơi sẽ quay trở lại kích thước và trạng thái thông thường. Do đó bạn thường cao hơn một chút vào buổi sáng. 12. Tai người có thể "nghe thấy" tiếng phân tử: Nếu bạn muốn kiểm chứng, hãy nhắm mắt lại và nhờ ai đó đổ một ít nước lạnh vào một cốc nước và một ít nước nóng vào một cốc khác. Bạn có nghe thấy sự khác biệt giữa âm thanh của cả hai không? Cả hai trường hợp đều là nước nhưng tốc độ của phân tử nước khác nhau. 13. Mắt người có thể có nhiều hơn một con ngươi: Tật này có tên là "tật nhiều lỗ mống mắt". Người mắc tật sẽ có 2 hoặc nhiều con ngươi, nhưng thông thường chỉ có một con ngươi có vai trò thị lực mà thôi. Đây là một hiện tượng cực hiếm, có thể do gene hoặc do một căn bệnh ảnh hưởng tới mống mắt.
1. Bộ não con người có khả năng lưu trữ dung lượng 1 petabyte (1.000 terabyte): Các nhà khoa học Đại học Texas đã phát hiện một khớp thần kinh có dung lượng lưu trữ là 4,7 byte. Nhân lên với số lượng khớp thần kinh thì dung lượng của cả bộ não con người là 1 petabyte. Đây là một con số khổng lồ, gấp 10 lần những nghiên cứu trước đây, cho thấy bộ não của con người có tiềm năng rất lớn.
2. Nguy cơ bị đau tim tăng cao vào thứ Hai: Nghiên cứu khoa học của Thụy Điển cho thấy con người có nguy cơ bị đau tim cao hơn vào thứ Hai, kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới. Nguy cơ bị đau tim thấp nhất rơi vào thứ Bảy và vào giữa mùa hè (tháng 7).
3. Xương người cứng gấp nhiều lần so với bê tông: Xương bao gồm canxi hydroxylapatite (khoảng 60%) và collagen, do đó cấu trúc của chúng có sức chịu đựng rất tốt. Đây là một trong những " siêu năng lực" của cơ thể con người không hẳn ai cũng biết.
4. Bạn cần tiêu hao 7.700 kcal để giảm 1 kg: Khi chúng ta giảm cân, chất béo dư thừa sẽ biến thành CO2 và nước và giải phóng năng lượng. Để loại bỏ 1 kg chất béo, bạn cần đốt cháy 7.700 kcal. Điều đó tương đương với 10 giờ chạy, 16 giờ bơi lội, hoặc 24 giờ nhảy liên tục.
5. Tổng diện tích phổi người bằng tổng diện tích của sân tennis: Nếu trải tất cả các tế bào phổi lên mặt phẳng, bạn sẽ có được diện tích cả một sân tennis.
6. Nấc có thể kéo dài nhiều năm: Charles Osborne người Mỹ đã lập kỷ lục Guinness khi nấc liên tục trong 68 năm (1922-1990). Cơn nấc của ông chỉ bông dưng dừng lại một ngày không có lý do nào cả. Charles vẫn sống một cuộc sống bình thường, có gia đình và qua đời ở tuổi 96.
7. Con người có hơn 5 giác quan: Theo các nhà khoa học, dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau, ước tính con người có từ 9 đến 20 giác quan. Ví dụ, con người có những cảm nhận về thời gian, nhiệt độ (cảm giác ấm áp), cảm giác về sự cân bằng và cảm nhận cơ thể. Cảm nhận cơ thể giúp chúng ta luôn chạm chính xác vào mũi mình mà không cần nhìn.
8. Giác mạc là bộ phận cơ thể duy nhất không có mạch máu: Do không có mạch máu nên giác mạc vẫn trong suốt. Điều này là tốt bởi vì mạch máu sẽ là một rào cản đối với thị lực. Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ sự khuếch tán của các chất từ cấu trúc cơ thể quanh nó.
9. Nữ nháy mắt gấp đôi nam: Do nữ giới có nhiều estrogen hơn, là hormone kích thích sản xuất chất bôi trơn tự nhiên giữ ẩm các niêm mạc, trong đó có mắt.
10. Khi hắt hơi mắt bạn sẽ luôn nhắm: Cơ chế này của cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi vi khuẩn khi hắt hơi. Bạn cũng có thể hắt hơi mà cố gắng mở mắt nếu muốn.
11. Buổi sáng bạn cao hơn buổi tối 1 cm: Trong ngày chúng ta thường phải ở trong tư thế thẳng đứng, do đó đĩa đệm sẽ trở nên mỏng hơn và cứng hơn do ảnh hưởng của trọng lượng. Khi di ngủ, đĩa đệm nghỉ ngơi sẽ quay trở lại kích thước và trạng thái thông thường. Do đó bạn thường cao hơn một chút vào buổi sáng.
12. Tai người có thể "nghe thấy" tiếng phân tử: Nếu bạn muốn kiểm chứng, hãy nhắm mắt lại và nhờ ai đó đổ một ít nước lạnh vào một cốc nước và một ít nước nóng vào một cốc khác. Bạn có nghe thấy sự khác biệt giữa âm thanh của cả hai không? Cả hai trường hợp đều là nước nhưng tốc độ của phân tử nước khác nhau.
13. Mắt người có thể có nhiều hơn một con ngươi: Tật này có tên là "tật nhiều lỗ mống mắt". Người mắc tật sẽ có 2 hoặc nhiều con ngươi, nhưng thông thường chỉ có một con ngươi có vai trò thị lực mà thôi. Đây là một hiện tượng cực hiếm, có thể do gene hoặc do một căn bệnh ảnh hưởng tới mống mắt.