Gia Cát Lượng là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự. Không những thế, ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến tên ông, nhiều người phải nghĩ ngay đến một cao nhân “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
(Ảnh minh họa)
Ngoài việc am hiểu thiên văn, biết xem phong thủy, Gia Cát Lượng còn nghiên cứu cả trận pháp. Ông nghĩ ra trận pháp Kỳ môn Bát quái trận, một mình dọa lui mười vạn đại quân của Tư Mã Ý. Hơn nữa, người góp công lớn nhất trong trận “Đại chiến Xích Bích” là Gia Cát Lượng với câu chuyện mượn gió Đông.
Nhờ trí tuệ cao siêu của mình, vị tướng Gia Cát Lượng đã trở thành hình tượng chuẩn mực của những nhân vật túc trí, đa mưu, là hóa thân của trí thông minh, của tài hoa xuất chúng và được người đời sau ca tụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Tuy xuất chúng, nhưng Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 5 trong lịch sử Trung Quốc, người đứng đầu không ai khác chính là Cơ Đán (hay còn gọi là Chu Công Đán).
Theo sử sách ghi lại, sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp Tân vương là Chu Thành vương xây dựng và phát triển nhà Chu. Lúc này mọi gánh nặng của chính quyền và chính phủ đều đổ lên đầu Cơ Đán. Vậy nên, việc ông đứng đầu danh sách người có IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc không phải là vô căn cứ.
Điểm quan trọng nhất là nhà Chu có thể tồn tại gần 800 năm, đều là nhờ sự thông minh, mưu lược của Cơ Đán đóng góp. Nếu không có nền tảng do ông đặt ra, việc nhà Chu có thể tồn tại 200 năm cũng là điều vô cùng khó khăn.
Hình ảnh của ông tiêu biểu cho tấm lòng trung quân phò chúa, không sinh dị tâm, thường được hậu thế về sau nhắc đến cùng với Y Doãn nhà Thương. Nhà Chu dưới sự nhiếp chính của ông đã vươn lên thành một nước mạnh mẽ, tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng nên nền Văn minh Trung Hoa rực rỡ về sau.