Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn. Là người túc trí đa mưu, biết nhìn xa trông rộng, vị quân sư này đã giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán hùng mạnh.Một trong những mưu kế xuất sắc của Gia Cát Lượng là Long Trung đối sách. Nhờ kế sách này, Lưu Bị giành được Kinh Châu và tạo ra thế chân vạc giữa 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô.Chính vì vậy, Gia Cát Lượng được Lưu Bị hết mực tin tưởng. Về sau, ông được quân chủ nhà Thục Hán phong làm Thừa tướng. Sau khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223, Gia Cát Lượng phò tá hậu chủ Lưu Thiện.Do con trai Lưu Bị còn nhỏ nên Gia Cát Lượng nắm phần lớn quyền điều hành nhà Thục Hán. Dù là đại thần có công lớn trong việc xây dựng và phát triển nhà Thục Hán nhưng Khổng Minh không màng đến vật chất. Thêm nữa, ông sống thanh bạch, giản dị nên không có nhiều tài sản tích cóp dù làm quan nhiều năm.Khi biết bản thân không còn sống được bao lâu, Gia Cát Lượng dâng tấu lên Lưu Thiện. Nội dung bản tấu nói về toàn bộ gia sản của ông.Theo đó, Khổng Minh kê khai rằng, gia đình có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu. Với gia sản đó, các thành viên trong gia đình có cái ăn, cái mặc vừa đủ.Hành động công khai tài sản Gia Cát Lượng trước Lưu Thiện và bá quan văn võ cho thấy ông là một người thanh liêm, chính trực, hết lòng trung thành với nhà Thục Hán và không bao giờ tích cóp được tài sản khổng lồ.Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, một số "kẻ thù" trong triều muốn làm hại con cháu của ông nên buông lời gièm pha với Lưu Thiện rằng gia đình Thừa tướng không thể không có những tài sản quý giá.Trước sức ép của quần thần, Lưu Thiện cho người kiểm tra tài sản của gia đình Gia Cát Lượng. Kết quả là những người đi kiểm tra về báo cáo quân chủ nhà Thục Hán rằng những lời Khổng Minh nói trong tấu sớ về gia sản hoàn toàn chính xác.Vì vậy, Lưu Thiện vô cùng bất ngờ, thậm chí là sốc. Đồng thời, ông tức giận vì tấm lòng trung thành của Gia Cát Lượng bị người đời nghi ngờ. Từ đó về sau, không có người nào dám làm khó gia đình Gia Cát Lượng hay tổn hại danh tiếng của ông.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn. Là người túc trí đa mưu, biết nhìn xa trông rộng, vị quân sư này đã giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán hùng mạnh.
Một trong những mưu kế xuất sắc của Gia Cát Lượng là Long Trung đối sách. Nhờ kế sách này, Lưu Bị giành được Kinh Châu và tạo ra thế chân vạc giữa 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô.
Chính vì vậy, Gia Cát Lượng được Lưu Bị hết mực tin tưởng. Về sau, ông được quân chủ nhà Thục Hán phong làm Thừa tướng. Sau khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223, Gia Cát Lượng phò tá hậu chủ Lưu Thiện.
Do con trai Lưu Bị còn nhỏ nên Gia Cát Lượng nắm phần lớn quyền điều hành nhà Thục Hán. Dù là đại thần có công lớn trong việc xây dựng và phát triển nhà Thục Hán nhưng Khổng Minh không màng đến vật chất. Thêm nữa, ông sống thanh bạch, giản dị nên không có nhiều tài sản tích cóp dù làm quan nhiều năm.
Khi biết bản thân không còn sống được bao lâu, Gia Cát Lượng dâng tấu lên Lưu Thiện. Nội dung bản tấu nói về toàn bộ gia sản của ông.
Theo đó, Khổng Minh kê khai rằng, gia đình có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu. Với gia sản đó, các thành viên trong gia đình có cái ăn, cái mặc vừa đủ.
Hành động công khai tài sản Gia Cát Lượng trước Lưu Thiện và bá quan văn võ cho thấy ông là một người thanh liêm, chính trực, hết lòng trung thành với nhà Thục Hán và không bao giờ tích cóp được tài sản khổng lồ.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, một số "kẻ thù" trong triều muốn làm hại con cháu của ông nên buông lời gièm pha với Lưu Thiện rằng gia đình Thừa tướng không thể không có những tài sản quý giá.
Trước sức ép của quần thần, Lưu Thiện cho người kiểm tra tài sản của gia đình Gia Cát Lượng. Kết quả là những người đi kiểm tra về báo cáo quân chủ nhà Thục Hán rằng những lời Khổng Minh nói trong tấu sớ về gia sản hoàn toàn chính xác.
Vì vậy, Lưu Thiện vô cùng bất ngờ, thậm chí là sốc. Đồng thời, ông tức giận vì tấm lòng trung thành của Gia Cát Lượng bị người đời nghi ngờ. Từ đó về sau, không có người nào dám làm khó gia đình Gia Cát Lượng hay tổn hại danh tiếng của ông.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.