Gia Cát Lượng là nhà chính trị, quân sự tài ba nổi tiếng thời Tam quốc. Là trọng thần của nhà Thục Hán, ông đã đưa ra nhiều mưu kế giúp Lưu Bị và sau đó là Lưu Thiện thực hiện tham vọng thống nhất thiên hạ.Trong số này có việc Gia Cát Lượng thực hiện 6 cuộc Bắc phạt đối đầu nhà Tào Ngụy. Vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán hy vọng các chiến dịch quân sự lớn đó sẽ giúp tiêu diệt được một kẻ địch lớn.Thế nhưng, các cuộc Bắc phạt do Gia Cát Lượng tiến hành đều thất bại. Trong đó, cuộc Bắc phạt đầu tiên thất bại do Mã Tắc sai lầm để mất Nhai Đình. Lần thứ hai là do quân lương của Thục Hán thiếu hụt. Đến lần thứ ba do Trương Bào hy sinh khiến Khổng Minh lâm bệnh.Cuộc Bắc phạt thứ tư thất bại do Lưu Thiện trúng kế phản gián của Tào Ngụy, ra lệnh thu binh. Lần thứ năm thất bại là do Lý Nghiêm mắc lỗi khi vận chuyển lương thảo.Cuộc Bắc phạt thứ 6 không đạt được thành công như dự tính vì Khổng Minh chết vì bệnh ở gò Ngũ Trượng, Dương Nghi dẫn đại quân rút về Tây Xuyên.Liên quan đến 6 cuộc Bắc phạt thất bại của Gia Cát Lượng, một đại tướng của nhà Thục Hán là Khương Duy đã chỉ ra nguyên nhân vụ việc gói gọn trong 8 chữ.Là học trò của Gia Cát Lượng, khi cuối đời, Khương Duy nói rằng: "Ngã kế bất thành, nãi thiên mệnh dã". 8 chữ này có nghĩa kế của ta không thành, đó là do mệnh trời.Khi suy ngẫm câu nói trên của Khương Duy, các nhà nghiên cứu cho rằng, đại tướng này hiểu rõ thực lực của nhà Thục Hán không đủ mạnh. Do vậy, cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng thất bại. Đó là ý trời không ai có thể thay đổi.Thêm nữa, 8 chữ của Khương Duy ngụ ý trách hậu chủ Lưu Thiện kém tài. Vị quân chủ nhà Thục Hán này đã tin vào lời gian thần, nhanh chóng đầu hàng kẻ địch. Chính điều này khiến nhà Thục Hán diệt vong.Do nhà Thục Hán có quân chủ như Lưu Thiện nên dù có quân sư lỗi lạc như Gia Cát Lượng thì cũng không thể thực hiện cuộc Bắc phạt, tiêu diệt nhà Tào Ngụy thành công.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng là nhà chính trị, quân sự tài ba nổi tiếng thời Tam quốc. Là trọng thần của nhà Thục Hán, ông đã đưa ra nhiều mưu kế giúp Lưu Bị và sau đó là Lưu Thiện thực hiện tham vọng thống nhất thiên hạ.
Trong số này có việc Gia Cát Lượng thực hiện 6 cuộc Bắc phạt đối đầu nhà Tào Ngụy. Vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán hy vọng các chiến dịch quân sự lớn đó sẽ giúp tiêu diệt được một kẻ địch lớn.
Thế nhưng, các cuộc Bắc phạt do Gia Cát Lượng tiến hành đều thất bại. Trong đó, cuộc Bắc phạt đầu tiên thất bại do Mã Tắc sai lầm để mất Nhai Đình. Lần thứ hai là do quân lương của Thục Hán thiếu hụt. Đến lần thứ ba do Trương Bào hy sinh khiến Khổng Minh lâm bệnh.
Cuộc Bắc phạt thứ tư thất bại do Lưu Thiện trúng kế phản gián của Tào Ngụy, ra lệnh thu binh. Lần thứ năm thất bại là do Lý Nghiêm mắc lỗi khi vận chuyển lương thảo.
Cuộc Bắc phạt thứ 6 không đạt được thành công như dự tính vì Khổng Minh chết vì bệnh ở gò Ngũ Trượng, Dương Nghi dẫn đại quân rút về Tây Xuyên.
Liên quan đến 6 cuộc Bắc phạt thất bại của Gia Cát Lượng, một đại tướng của nhà Thục Hán là Khương Duy đã chỉ ra nguyên nhân vụ việc gói gọn trong 8 chữ.
Là học trò của Gia Cát Lượng, khi cuối đời, Khương Duy nói rằng: "Ngã kế bất thành, nãi thiên mệnh dã". 8 chữ này có nghĩa kế của ta không thành, đó là do mệnh trời.
Khi suy ngẫm câu nói trên của Khương Duy, các nhà nghiên cứu cho rằng, đại tướng này hiểu rõ thực lực của nhà Thục Hán không đủ mạnh. Do vậy, cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng thất bại. Đó là ý trời không ai có thể thay đổi.
Thêm nữa, 8 chữ của Khương Duy ngụ ý trách hậu chủ Lưu Thiện kém tài. Vị quân chủ nhà Thục Hán này đã tin vào lời gian thần, nhanh chóng đầu hàng kẻ địch. Chính điều này khiến nhà Thục Hán diệt vong.
Do nhà Thục Hán có quân chủ như Lưu Thiện nên dù có quân sư lỗi lạc như Gia Cát Lượng thì cũng không thể thực hiện cuộc Bắc phạt, tiêu diệt nhà Tào Ngụy thành công.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.