Từ khi đất nước thống nhất đến nay, sách giáo khoa tiểu học trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - hai đợt thay đổi sách giáo khoa lớn nhất là vào năm 1981 và năm 2002. Ảnh: Sách Học Vần lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1977.Đến ngày thống nhất đất nước, miền Bắc vẫn theo chương trình phổ thông 10 năm, trong khi miền Nam là 12 năm. Mỗi miền lại sử dụng một bộ sách giáo khoa riêng. Đến năm 1979, cải cách giải dục được tiến hành theo hướng thống nhất chương trình học 12 năm. Hai năm sau, những cuốn sách giáo khoa đầu tiên theo chương trình mới được đưa vào sử dụng. Ảnh: Sách Học vần lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1981.Giai đoạn 1981 đến trước 2002, sách Tiếng Việt trải qua một số thay đổi, như: Nhập hai bộ sách Văn và Tiếng Việt tiểu học làm một; viết lại quyển Tiếng Việt 1; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến những thay đổi về chính trị - xã hội. Tuy nhiên, nội dung vẫn thống nhất theo chương trình cải cách giáo dục từ năm 1979. Mục tiêu đầu tiên trong cuộc cải cách năm 1979 được ghi rất rõ: "Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ". Ảnh: Sách Tập đọc lớp 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1985.Những cuốn sách của thập niên 70, 80 cho thấy công nghệ in sách còn thô sơ. Chỉ tranh bìa là có màu, tranh bên trong hoàn toàn đen trắng. Ngày ấy cũng chưa có công nghệ vi tính, toàn bộ tranh minh họa đều do họa sĩ vẽ tay. Ảnh: Sách Văn lớp 5, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1989.GS Thuyết nhớ lại đầu những năm 1990, sự kiện Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu tan rã khiến một số nội dung trong sách không còn phù hợp với tình hình thế giới. Bộ GD&ĐT đã tiến hành chỉnh lý, bổ sung nội dung cho sách giáo khoa. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 4, NXB Giáo dục ấn hành năm 1988.Những năm 70, 80 có rất nhiều sách Tiếng Việt tiểu học như sách Học vần, sách Tập đọc, sách Văn,... Sau đó, Bộ Giáo dục thống nhất lấy tên là sách Tiếng Việt. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1990.Nhiều người vẫn nghĩ việc thay đổi sách giáo khoa là xuất bản cả bộ sách mới trong cùng thời điểm. Theo ông Nguyễn Quốc Vương, chuyên gia nghiên cứu lịch sử giáo dục, thực tế sách thường được làm theo kiểu "cuốn chiếu". Viết xong cho lớp 1 rồi mới viết tiếp lớp 2. Đó là lý do khiến thời gian xuất bản của từng cuốn sách luôn rải rác trong nhiều năm chứ không thống nhất. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1997.Bộ sách Tiếng Việt này được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất tính từ cuộc cải cách giáo dục năm 1979, được sử dụng đến khi thay sách mới vào năm 2002. Đây chính là bộ sách kỷ vật của thế hệ học sinh cuối 8X và nửa đầu 9X.
Từ khi đất nước thống nhất đến nay, sách giáo khoa tiểu học trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - hai đợt thay đổi sách giáo khoa lớn nhất là vào năm 1981 và năm 2002. Ảnh: Sách Học Vần lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1977.
Đến ngày thống nhất đất nước, miền Bắc vẫn theo chương trình phổ thông 10 năm, trong khi miền Nam là 12 năm. Mỗi miền lại sử dụng một bộ sách giáo khoa riêng. Đến năm 1979, cải cách giải dục được tiến hành theo hướng thống nhất chương trình học 12 năm. Hai năm sau, những cuốn sách giáo khoa đầu tiên theo chương trình mới được đưa vào sử dụng. Ảnh: Sách Học vần lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1981.
Giai đoạn 1981 đến trước 2002, sách Tiếng Việt trải qua một số thay đổi, như: Nhập hai bộ sách Văn và Tiếng Việt tiểu học làm một; viết lại quyển Tiếng Việt 1; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến những thay đổi về chính trị - xã hội. Tuy nhiên, nội dung vẫn thống nhất theo chương trình cải cách giáo dục từ năm 1979. Mục tiêu đầu tiên trong cuộc cải cách năm 1979 được ghi rất rõ: "Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ". Ảnh: Sách Tập đọc lớp 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1985.
Những cuốn sách của thập niên 70, 80 cho thấy công nghệ in sách còn thô sơ. Chỉ tranh bìa là có màu, tranh bên trong hoàn toàn đen trắng. Ngày ấy cũng chưa có công nghệ vi tính, toàn bộ tranh minh họa đều do họa sĩ vẽ tay. Ảnh: Sách Văn lớp 5, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1989.
GS Thuyết nhớ lại đầu những năm 1990, sự kiện Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu tan rã khiến một số nội dung trong sách không còn phù hợp với tình hình thế giới. Bộ GD&ĐT đã tiến hành chỉnh lý, bổ sung nội dung cho sách giáo khoa. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 4, NXB Giáo dục ấn hành năm 1988.
Những năm 70, 80 có rất nhiều sách Tiếng Việt tiểu học như sách Học vần, sách Tập đọc, sách Văn,... Sau đó, Bộ Giáo dục thống nhất lấy tên là sách Tiếng Việt. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1990.
Nhiều người vẫn nghĩ việc thay đổi sách giáo khoa là xuất bản cả bộ sách mới trong cùng thời điểm. Theo ông Nguyễn Quốc Vương, chuyên gia nghiên cứu lịch sử giáo dục, thực tế sách thường được làm theo kiểu "cuốn chiếu". Viết xong cho lớp 1 rồi mới viết tiếp lớp 2. Đó là lý do khiến thời gian xuất bản của từng cuốn sách luôn rải rác trong nhiều năm chứ không thống nhất. Ảnh: Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1997.
Bộ sách Tiếng Việt này được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất tính từ cuộc cải cách giáo dục năm 1979, được sử dụng đến khi thay sách mới vào năm 2002. Đây chính là bộ sách kỷ vật của thế hệ học sinh cuối 8X và nửa đầu 9X.