Một nghiên cứu toán học về 5 cuộc Đại Tuyệt chủng đã xảy ra trong 540 triệu năm qua cho thấy cuộc Đại Tuyệt chủng lần thứ 6 sẽ có thể xảy ra vào năm 2100 vì lượng carbon thải vào khí quyển ngày càng lớn hơn.Giáo sư Daniel Rothman, đồng Giám đốc Trung tâm Lorenz thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, cho hay sự rối loạn trong chu kỳ tự nhiên của carbon thông qua bầu khí quyển, đại dương, đời sống động - thực vật đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đại tuyệt chủng.Vì thế, giáo sư Daniel đã nghiên cứu 31 lần thay đổi chu kỳ carbon và phát hiện ra 4 trong số 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trước đây xảy ra khi sự rối loạn vượt ngưỡng gây thảm họa.Theo đó, cuộc Đại Tuyệt chủng tồi tệ nhất mang tên Great Dying diễn ra cách đây 248 triệu năm đã khiến 96% số loài trên Trái đất biến mất.Dựa vào số liệu phân tích về các cuộc Đại Tuyệt chủng, giáo sư Daniel đã phát triển 1 công thức toán học giúp dự đoán lượng carbon thải vào khí quyển trước khi đại tuyệt chủng lần thứ 6 xảy ra.Kết quả phân tích cho thấy so với lượng phát thải dự kiến vào năm 2100 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu tính toán thì số liệu đo được trong trường hợp khả quan nhất là 310 gigaton carbon - vẫn cao hơn 10 gigaton với tiêu chuẩn. Tình huống tồi tệ nhất thì con số này rơi vào khoảng hơn 500 gigaton carbon.Về vấn đề trên, giáo sư Rothman nhận định cuộc Đại Tuyệt chủng có thể liên quan đến các vụ núi lửa phun trào, biến đổi khí hậu hay các yếu tố môi trường khác."Lịch sử của Trái đất là một câu chuyện về sự thay đổi. Một số đang thay đổi là dần dần và ở tầm kiểm soát được nhưng vẫn còn một số khác liên quan đến sự tuyệt chủng hàng loạt, gây ra sự thảm khốc, đột ngột cho mọi người", giáo sư Rothman nói.Ý tưởng về sự tuyệt chủng hàng loạt là do những thay đổi lớn về môi trường đã được nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp Georges Cuvier đưa ra cách đây 200 năm.Nếu những thay đổi về môi trường xảy ra quá nhanh sẽ khiến các loài có thể bị chết vì không thể thích nghi được với môi trường mới hoặc không thể chống lại sự thay đổi lớn về môi trường.
Một nghiên cứu toán học về 5 cuộc Đại Tuyệt chủng đã xảy ra trong 540 triệu năm qua cho thấy cuộc Đại Tuyệt chủng lần thứ 6 sẽ có thể xảy ra vào năm 2100 vì lượng carbon thải vào khí quyển ngày càng lớn hơn.
Giáo sư Daniel Rothman, đồng Giám đốc Trung tâm Lorenz thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, cho hay sự rối loạn trong chu kỳ tự nhiên của carbon thông qua bầu khí quyển, đại dương, đời sống động - thực vật đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đại tuyệt chủng.
Vì thế, giáo sư Daniel đã nghiên cứu 31 lần thay đổi chu kỳ carbon và phát hiện ra 4 trong số 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trước đây xảy ra khi sự rối loạn vượt ngưỡng gây thảm họa.
Theo đó, cuộc Đại Tuyệt chủng tồi tệ nhất mang tên Great Dying diễn ra cách đây 248 triệu năm đã khiến 96% số loài trên Trái đất biến mất.
Dựa vào số liệu phân tích về các cuộc Đại Tuyệt chủng, giáo sư Daniel đã phát triển 1 công thức toán học giúp dự đoán lượng carbon thải vào khí quyển trước khi đại tuyệt chủng lần thứ 6 xảy ra.
Kết quả phân tích cho thấy so với lượng phát thải dự kiến vào năm 2100 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu tính toán thì số liệu đo được trong trường hợp khả quan nhất là 310 gigaton carbon - vẫn cao hơn 10 gigaton với tiêu chuẩn. Tình huống tồi tệ nhất thì con số này rơi vào khoảng hơn 500 gigaton carbon.
Về vấn đề trên, giáo sư Rothman nhận định cuộc Đại Tuyệt chủng có thể liên quan đến các vụ núi lửa phun trào, biến đổi khí hậu hay các yếu tố môi trường khác.
"Lịch sử của Trái đất là một câu chuyện về sự thay đổi. Một số đang thay đổi là dần dần và ở tầm kiểm soát được nhưng vẫn còn một số khác liên quan đến sự tuyệt chủng hàng loạt, gây ra sự thảm khốc, đột ngột cho mọi người", giáo sư Rothman nói.
Ý tưởng về sự tuyệt chủng hàng loạt là do những thay đổi lớn về môi trường đã được nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp Georges Cuvier đưa ra cách đây 200 năm.
Nếu những thay đổi về môi trường xảy ra quá nhanh sẽ khiến các loài có thể bị chết vì không thể thích nghi được với môi trường mới hoặc không thể chống lại sự thay đổi lớn về môi trường.