Nghiên cứu được tiến hành bởi tạp chí khoa học Nature cũng cho thấy hơn 1/4 tổng số động vật có vú và 13% loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những hành động của con người. Cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 có thể trở thành hiện thực vào năm 2200, nếu các loài tiếp tục biến mất với tốc độ hiện nay.
“Nhìn chung, tình trạng đa dạng sinh học đang xấu đi”, Derek Tittensor, nhà sinh thái học biển tại Trung tâm kiểm soát bảo tồn thế giới thuộc Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, đánh giá. Ông cho biết môi trường sống bị phá hoại, ô nhiễm và khai thác thủy sản quá mức đã khiến nhiều loại động vật và thực hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
|
Các nhà khoa học dự đoán cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 có thể trở thành hiện thực vào năm 2200. |
Mối đe dọa đến từ tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên hiện hữu và nó có thể tiêu diệt những sinh vật còn sống sót. Ngoài ra, khoảng cách giữa sự hiểu biết của các nhà khoa học về đa dạng sinh học trên Trái đất cũng đang làm vấn đề trầm trọng thêm.
Ví dụ, nghiên cứu phát hiện ít nhất 993 loài côn trùng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng chỉ 0,5% trong số khoảng 1 triệu loài đã biết được nghiên cứu cho tới nay. Phần lớn những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao sống ở những vùng nhỏ của thế giới và thường trong những môi trường sống đang bị tàn phá với tốc độ nhanh.
Các chính sách bảo tồn có thể làm chậm quá trình tuyệt chủng, nhưng chiều hướng hiện nay cho thấy tốc độ tuyệt chủng vẫn đang ở mức từ 0,01% đến 0,7% trong tổng số tất cả các loài mỗi năm. Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể khiến vấn để trở nên tồi tệ hơn, đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng theo hướng mà chúng ta không hề biết.
Vào tháng 7/2014, một phân tích độc lập đăng trên tạp chí Science cũng phát hiện cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đang diễn ra. Nghiên cứu này cho rằng trong các cuộc đại tuyệt chủng trước gây ra bởi những biến đổi tự nhiên của Trái đất hay thiên thạch tấn công, cuộc đại tuyện chủng hiện tại có thể liên quan tới hành động của con người.
Từ năm 1500, hơn 320 loài động vật trên cạn có xương sống đã tuyệt chủng. Dân số của loài người gấp đôi trong vòng 35 năm qua. Trong thời kỳ này, số lượng loài động vật không có xương sống, như bọ cánh cứng, bướm, nhện và sâu đã giảm 45%.