Khiến 1.200 người chết chỉ sau 18 phút, vụ chìm tàu Lusitania ngày 7/5/1915 là thảm họa chìm tàu nổi tiếng chỉ sau Titanic. Thủ phạm của thảm họa này chính là tàu ngầm của người Đức.Với trọng lượng 32.000 tấn mỗi chiếc, Lusitania và con tàu chị em của nó, Mauretania, là những con tàu lớn nhất thế giới kể từ khi được ra mắt vào năm 1906 cho đến khi bị Olympic và Titanic vượt qua lần lượt vào năm 1910 và 1911.Thảm họa của tàu Lusitania xảy ra trong bối cảnh tàu ngầm U-boat của Đức đã thực hiện nhiều cuộc tấn công nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía Nam Ireland, trong cuộc đối đầu với Anh quốc thời Thế chiến I.Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm Đức đang xác định đường đi của con tàu.Dù vậy, thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2h12 chiều ngày 7/5/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.00 khổng lồ đã bị trúng ngư lôi vào bên mạn phải.Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong chốc lát.Đức biện minh cho hành động tấn công bằng tuyên bố rằng Lusitania là tàu địch và nó đang mang theo đạn dược. Dù quả thật là con tàu có chở đạn dược, đây vẫn chủ yếu là một tàu chở khách.Trong số 1.200 người bị chết đuối có rất nhiều phụ nữ và trẻ em, trong đó có 128 người Mỹ. Điều này khiến người Mỹ phẫn nộ, và Nhà Trắng đã cân nhắc khả năng từ bỏ thái độ trung lập để tham gia cuộc chiến chống lại Đức.Về phía Đức, nỗi sợ phải đối đầu Mỹ đã khiến Hoàng đế Wilhelm và Thủ tướng Theobald von Bethmann Hollweg đưa ra lời xin lỗi, và cho thực thi một chính sách hạn chế chiến tranh tàu ngầm.Đến ngày 1/2/1917, Đức tái khởi động chiến tranh tàu ngầm, dẫn đến quan hệ ngoại giao Mỹ – Đức bị cắt đứt. Cùng ngày, tàu Housatonic của Mỹ bị một chiếc U-boat đánh chìm. Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I vào ngày 6/4/1917.Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Khiến 1.200 người chết chỉ sau 18 phút, vụ chìm tàu Lusitania ngày 7/5/1915 là thảm họa chìm tàu nổi tiếng chỉ sau Titanic. Thủ phạm của thảm họa này chính là tàu ngầm của người Đức.
Với trọng lượng 32.000 tấn mỗi chiếc, Lusitania và con tàu chị em của nó, Mauretania, là những con tàu lớn nhất thế giới kể từ khi được ra mắt vào năm 1906 cho đến khi bị Olympic và Titanic vượt qua lần lượt vào năm 1910 và 1911.
Thảm họa của tàu Lusitania xảy ra trong bối cảnh tàu ngầm U-boat của Đức đã thực hiện nhiều cuộc tấn công nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía Nam Ireland, trong cuộc đối đầu với Anh quốc thời Thế chiến I.
Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm Đức đang xác định đường đi của con tàu.
Dù vậy, thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2h12 chiều ngày 7/5/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.00 khổng lồ đã bị trúng ngư lôi vào bên mạn phải.
Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong chốc lát.
Đức biện minh cho hành động tấn công bằng tuyên bố rằng Lusitania là tàu địch và nó đang mang theo đạn dược. Dù quả thật là con tàu có chở đạn dược, đây vẫn chủ yếu là một tàu chở khách.
Trong số 1.200 người bị chết đuối có rất nhiều phụ nữ và trẻ em, trong đó có 128 người Mỹ. Điều này khiến người Mỹ phẫn nộ, và Nhà Trắng đã cân nhắc khả năng từ bỏ thái độ trung lập để tham gia cuộc chiến chống lại Đức.
Về phía Đức, nỗi sợ phải đối đầu Mỹ đã khiến Hoàng đế Wilhelm và Thủ tướng Theobald von Bethmann Hollweg đưa ra lời xin lỗi, và cho thực thi một chính sách hạn chế chiến tranh tàu ngầm.
Đến ngày 1/2/1917, Đức tái khởi động chiến tranh tàu ngầm, dẫn đến quan hệ ngoại giao Mỹ – Đức bị cắt đứt. Cùng ngày, tàu Housatonic của Mỹ bị một chiếc U-boat đánh chìm. Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I vào ngày 6/4/1917.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.