Đội quân nào mạnh nhất thời Tam Quốc gồm toàn con ông cháu cha?

Google News

Cùng với chiến tích, nhân lực và trang bị, Hổ Báo Kỵ của Tào Ngụy xứng đáng với danh hiệu binh đoàn mạnh nhất thời Tam Quốc.

Trong vô số quân binh mạnh nhất thời kỳ Tam Quốc, Hổ Báo Kỵ của tiền Tào Ngụy được coi là đoàn kỵ binh mạnh nhất, Hãm Trận Doanh do Cao Thuận (tướng lĩnh phục vụ dưới trướng Lữ Bố trong thời Hán) chỉ huy lại là đoàn bộ binh mạnh nhất.

Trong "Tam quốc chí" ghi chép, toàn bộ thống lĩnh của đoàn Hổ Báo Kỵ đều là tướng quân thuộc dòng tộc họ Tào, trong đó có Tào Hưu và Tào Chân lần lượt là cháu và con nuôi của Tào Tháo. Có thể thấy, Hổ Báo Kỵ chính là thân quân thị vệ hùng mạnh nhất của Tào Tháo.

Doi quan nao manh nhat thoi Tam Quoc gom toan con ong chau cha?

Đội quân Hổ Báo Kỵ. Ảnh: Sohu

Vậy Hổ Báo Kỵ có sức mạnh và kỹ năng như thế nào?

Đầu năm 205, trong trận chiến Nam Bì, Tào Thuần chỉ huy binh sĩ Hổ Báo Kỵ giết chết Viên Đàm.

Năm 207, Tào Tháo cùng Hổ Báo Kỵ tiến quân về phía bắc chinh phục nước Ô Hoàn. Kết quả, Thiền Vu Đạp Đốn - thủ lĩnh của Ô Hoàn bị chém đầu.

Năm 208, trong trận Trường Bản, Hổ Báo Kỵ đã đánh bại quân Kinh Châu do Lưu Quan Trương và Triệu Vân chỉ huy.

Năm 211, Hổ Báo Kỵ đã đánh bại kỵ binh Tây Lương do Mã Siêu dẫn đầu.

Qua đó có thể thấy, Hổ Báo Kỵ là đoàn quân binh vô cùng có thực lực, hầu như đều tham gia những trận đánh lớn và luôn là sự lựa chọn tối ưu của Tào Tháo trong những thời khắc then chốt của trận chiến.

Doi quan nao manh nhat thoi Tam Quoc gom toan con ong chau cha?-Hinh-2

Hổ Báo Kỵ là đội quân đòi hỏi kỹ thuật chiến đấu rất cao. Ảnh: Sohu

Không những tập trung vào quá trình tôi luyện kỹ thuật tham chiến, mỗi quân binh đều được tuyển chọn một cách khắc khe. Đây chính là một trong những điều kiện tạo nên sức mạnh của đoàn Hổ Báo Kỵ.

Theo tài liệu được lưu lại trong "Ngụy Thư" (sách lịch sử của Ngụy Thâu), toàn bộ binh sĩ của Hổ Báo Kỵ đều là thành phần tinh nhuệ được lựa chọn trong toàn quốc. Một binh sĩ Hổ Báo Kỵ có đủ năng lực để trở thành tướng lĩnh của những binh đoàn khác, nhưng khi đứng trong hàng ngũ ở Hổ Báo Kỵ thì chỉ là một binh sĩ bình thường.

Chính vì vậy, Hổ Báo Kỵ có thể được xem là đoàn kỵ binh mạnh nhất Tam quốc.

Trong lịch sử chiến tranh của các vương triều phong kiến Trung Quốc, kỵ binh được coi là "vua trận chiến". Theo đó, ngoài binh sĩ, ngựa cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu.

Vậy thì để "nuôi" được một đoàn Hổ Báo Kỵ dũng mãnh cần phải tiêu tốn bao nhiêu tiền của?

Doi quan nao manh nhat thoi Tam Quoc gom toan con ong chau cha?-Hinh-3

Thời Tam Quốc đề cao khả năng chiến đấu trên ngựa. Ảnh: Sohu

Cuối triều Hán, tiền lương một năm của một nhân sĩ kỵ binh là 10 vạn tiền, tương đương với 100 tiền đồng. Theo đó, dựa theo mức sưu thuế thời bấy giờ, cần đến 150 hộ nông dân mới có thể nuôi được 1 kỵ binh.

Đồng thời, đoàn Hổ Báo Kỵ tinh nhuệ của Tào Ngụy đương nhiên phải có yêu cầu cao hơn. Vũ khí và thiết giáp phải được tinh luyện cao cấp để đảm bảo trạng thái chiến đấu tốt nhất. Vì vậy, số tiền để tiêu phí cho đoàn binh Hổ Báo Kỵ nhiều gấp ba lần so với kỵ binh thông thường.

Tóm lại, trong thời Tam quốc, ngoài Tào Ngụy chiếm cứ vùng đất trung nguyên rộng lớn, sở hữu tài lực phong phú và nhân tài đông đúc thì hai nước còn lại Thục và Ngô đều không đủ khả năng để tạo nên được đoàn kỵ binh hùng mạnh như vậy.

Cùng với chiến tích, nhân lực và trang bị, Hổ Báo Kỵ của Tào Ngụy xứng đáng với danh hiệu binh đoàn mạnh nhất thời Tam quốc.

Theo Phan/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)