Theo sách "Võ nhân Bình Định", độc thần kiếm là binh khí của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đây là cây kiếm sắc, có thể chém sắt. Độc thần kiếm là thanh cổ kiếm mà Nguyễn Nhạc tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn, khi ông và hai em trai còn chưa dựng cờ khởi nghĩa.Sau khi có được bảo vật, Nguyễn Nhạc mang về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là kiếm quý, đem cất kỹ. Khi Nguyễn Nhạc xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công trả lại thanh kiếm cho Tây Sơn vương để làm đại sự.Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc là anh trai của Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đông Định vương Nguyễn Lữ. Tổ tiên ông vốn người Nghệ An, sau này mới chuyển vào vùng đất Bình Định sinh sống.Tổ tiên Nguyễn Nhạc họ Hồ, đến đời cha ông mới đổi sang họ Nguyễn.Theo sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, cuối thế kỷ 18, xã hội rơi vào cảnh vô cùng rối ren. Ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, quyền thần Trương Phúc Loan nổi lên thao túng, lòng dân oán thán. Trước bối cảnh đó, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (Bình Định).Năm 1773, để đánh chiếm thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính khiêng tới nộp cho Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính phản Tây Sơn, bắt tướng "giặc" về hàng chúa Nguyễn. Khắc Tuyên tin là thật, cho quân áp giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn trá hàng mở cũi cho Nguyễn Nhạc, ông cùng binh lính nổi dậy phối hợp quân từ ngoài ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn.Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Bình Định). Từ đây, thành Đồ Bàn còn có tên là thành Hoàng đế.Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc ở ngôi được 10 năm (1778-1788), sau đó tự hạ xuống xưng là Tây Sơn vương được 5 năm (1788-1793) thì ốm chết.
Theo sách "Võ nhân Bình Định", độc thần kiếm là binh khí của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đây là cây kiếm sắc, có thể chém sắt. Độc thần kiếm là thanh cổ kiếm mà Nguyễn Nhạc tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn, khi ông và hai em trai còn chưa dựng cờ khởi nghĩa.
Sau khi có được bảo vật, Nguyễn Nhạc mang về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là kiếm quý, đem cất kỹ. Khi Nguyễn Nhạc xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công trả lại thanh kiếm cho Tây Sơn vương để làm đại sự.
Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc là anh trai của Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đông Định vương Nguyễn Lữ. Tổ tiên ông vốn người Nghệ An, sau này mới chuyển vào vùng đất Bình Định sinh sống.
Tổ tiên Nguyễn Nhạc họ Hồ, đến đời cha ông mới đổi sang họ Nguyễn.
Theo sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, cuối thế kỷ 18, xã hội rơi vào cảnh vô cùng rối ren. Ở Đàng Trong, chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, quyền thần Trương Phúc Loan nổi lên thao túng, lòng dân oán thán. Trước bối cảnh đó, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn (Bình Định).
Năm 1773, để đánh chiếm thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính khiêng tới nộp cho Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính phản Tây Sơn, bắt tướng "giặc" về hàng chúa Nguyễn. Khắc Tuyên tin là thật, cho quân áp giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn trá hàng mở cũi cho Nguyễn Nhạc, ông cùng binh lính nổi dậy phối hợp quân từ ngoài ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Bình Định). Từ đây, thành Đồ Bàn còn có tên là thành Hoàng đế.
Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc ở ngôi được 10 năm (1778-1788), sau đó tự hạ xuống xưng là Tây Sơn vương được 5 năm (1788-1793) thì ốm chết.