Người Tày ăn Tết bắt đầu ngày 28 tháng Chạp và kết thúc vào ngày mồng 3 năm mới. Ngày này, họ có những phong tục đón Tết vô cùng độc đáo. Người Tày thường trang trí và quét dọn nhà cửa. Ngày 29, người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, lạp sườn… Ngày 30 Tết, người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà gồm dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để nghỉ ngơi ăn Tết. Đến mồng 7, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức và đến ngày 15, họ ăn Tết lại. Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong bản sẽ dậy sớm đi lấy nước tại một nơi có nước trong sạch và đặt cành lá đào lên trên bát nước vừa lấy về rồi dâng lên ban thờ.Người Tày kiêng sáng mùng 1 có người không mời mà vào nhà. Những người được chọn và mời xông nhà ngày Tết phải là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, đặc biệt kỵ nhất là mời người có tang đến xông nhà. Bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người Tày được các gia đình dựng 4 cây mía vào 4 góc chân bàn thờ để tỏ lòng thành kính mời tổ tiên về ăn Tết. Các món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên đán của người Tày là bánh chưng đen, bánh khảo, chè lam... Đàn ông người dân tộc Tày dành những ngày Tết để trả nghĩa cha mẹ: Mồng Một Tết cha (tức bố mẹ vợ), mồng Ba tết thầy (thầy cúng).
Người Tày ăn Tết bắt đầu ngày 28 tháng Chạp và kết thúc vào ngày mồng 3 năm mới. Ngày này, họ có những phong tục đón Tết vô cùng độc đáo. Người Tày thường trang trí và quét dọn nhà cửa. Ngày 29, người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, lạp sườn…
Ngày 30 Tết, người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà gồm dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để nghỉ ngơi ăn Tết. Đến mồng 7, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức và đến ngày 15, họ ăn Tết lại.
Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong bản sẽ dậy sớm đi lấy nước tại một nơi có nước trong sạch và đặt cành lá đào lên trên bát nước vừa lấy về rồi dâng lên ban thờ.
Người Tày kiêng sáng mùng 1 có người không mời mà vào nhà. Những người được chọn và mời xông nhà ngày Tết phải là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, đặc biệt kỵ nhất là mời người có tang đến xông nhà.
Bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người Tày được các gia đình dựng 4 cây mía vào 4 góc chân bàn thờ để tỏ lòng thành kính mời tổ tiên về ăn Tết.
Các món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên đán của người Tày là bánh chưng đen, bánh khảo, chè lam...
Đàn ông người dân tộc Tày dành những ngày Tết để trả nghĩa cha mẹ: Mồng Một Tết cha (tức bố mẹ vợ), mồng Ba tết thầy (thầy cúng).