Bản Ngòi Tu – Yên Bình – Yên Bái những ngày giáp Tết. Trời nắng nhẹ tô hồng đôi má bầu bĩnh của những em bé người Dao hay là điểm tô rực rỡ cho sắc xuân đang đến rất gần.Trong dịp Tết người Dao ở Yên Bái, bà con ở đây gần như đã gác lại công việc lao động sau một năm dài quần quật để toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho một cái Tết ấm cúng đủ đầy. Họ chào đón những người khách phương xa bằng một buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống giản dị mà nồng ấm nghĩa tình. Nhà văn hoá của thôn là một căn nhà lá tuềnh toàng, nhưng điều đó chẳng làm giảm đi nhiệt huyết của các thành viên đội biểu diễn. Các cô gái thướt tha trong bộ đồ người Dao, đôi tay mềm dẻo, đôi chân say sưa theo từng điệu múa và gương mặt thì bừng sáng nụ cười tươi vui.Nghe người ta kể, mấy cô này không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, người là giáo viên, người làm nông, nhưng hễ tới mùa lễ mùa hội, hoặc là thôn có khách ghé chơi, họ chẳng ngại chi gác lại việc riêng để lên sân khấu.Chương trình quy tụ đông đúc người dân của thôn Ngòi Tu, nhưng lạ một điều là hầu như chỉ có phụ nữ và trẻ con, đàn ông lác đác đâu có đôi ba người. Hỏi ra mới biết, đàn ông người Dao rất chịu khó bếp núc, đồng áng và đặc biệt không bao giờ vắng mặt trong các buổi tụ tập ăn uống của thôn. Tuy nhiên những hoạt động văn hoá cộng đồng thế này, họ “nhường” hết cho vợ con.Lễ hội mừng năm mới của người Dao không thiếu những trò chơi độc đáo, trong đó có trò chơi đẩy gậy – một nét đẹp văn hoá cổ truyền của người Dao quần trắng. Hai người cầm hai đầu gậy vừa ra sức đẩy, vừa cổ thủ cho bản thân không bị đẩy ra khỏi vòng tròn, rèn luyện thể lực mà không ít tiếng cười vui.Rời sân chơi rộn ràng ở nhà văn hóa thôn, tôi thong thả ngắm nhà sàn của người Dao nằm sâu phía trong đồi núi, quanh nhà bao bọc bởi một màu xanh mướt mát của cỏ cây, rẫy nương, vườn tược. Tết đang tới gần, nên gian bếp lúc nào cũng đông đủ cả nhà. Già trẻ lớn bé, mỗi người một chân một tay để gói bánh lẳng, bắt gà, bắt lợn, nướng thịt, chuẩn bị cho mâm cỗ đậm đà dư vị cổ truyền. Bếp củi đỏ hồng bập bùng cháy, soi sáng những gương mặt người phấn khởi đợi chờ hương vị Tết.Cũng giống như người Kinh hay nhiều dân tộc khác trên dải đất hình chữ S, người Dao cũng cực kỳ coi trọng bữa cơm ngày Tất niên. Ngoài việc mâm cơm nhiều món thịnh soạn, người ta còn coi đây là ngày đoàn viên của gia đình, vì vậy mà con cháu dù sống riêng hoặc xa nhà cũng đều tề tựu đông đủ.Trước bữa cơm, đám trẻ trong nhà theo người lớn lên đồi hái mấy thứ lá rừng về đun lấy nước tắm, rồi thay bộ đồ mới tinh sạch sẽ. Người Dao gọi đó là tắm Tất niên, tẩy trần bụi bẩn của năm cũ và mở ra một năm mới may mắn tốt lành.Hai ngày ăn Tết với người Dao, tôi thích thú nhất là học theo đám trẻ trong thôn ỏm cọ. Cọ là một đặc sản đất trời ban tặng cho xứ này. Vô vàn những cây cao vút xoè rộng tán lá tựa như chiếc mũ rộng vành khổng lồ toả bóng mát lành dễ chịu.Đang mùa cọ chín, người ta dùng sào kéo cả chùm trĩu trịt quả xuống gần người rồi bọn trẻ thi nhau hái cho vào đầy một rổ. Đám trẻ đem cọ về rửa sạch, thả vào nước nước nóng ủ chừng 20 phút rồi vớt ra. Lúc này quả cọ đã mềm, vị chát gần như bị tẩy sạch, chỉ còn lại mùi vị bùi bùi ăn rất "vào miệng".Ngòi Tu ở cách thị trấn Yên Bình hơn chục cây số. Nơi đây wifi chẳng bao giờ có, sóng điện thoại thì quá chập chờn và 3G thì gần như không bắt được. Nhịp sống thanh bình yên ả, tách biệt hoàn toàn với nơi phố thị quá ư xô bồ, để mỗi ai khi đặt chân đến cũng cảm thấy êm đềm dễ mến.
Bản Ngòi Tu – Yên Bình – Yên Bái những ngày giáp Tết. Trời nắng nhẹ tô hồng đôi má bầu bĩnh của những em bé người Dao hay là điểm tô rực rỡ cho sắc xuân đang đến rất gần.
Trong dịp Tết người Dao ở Yên Bái, bà con ở đây gần như đã gác lại công việc lao động sau một năm dài quần quật để toàn tâm toàn ý chuẩn bị cho một cái Tết ấm cúng đủ đầy. Họ chào đón những người khách phương xa bằng một buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống giản dị mà nồng ấm nghĩa tình. Nhà văn hoá của thôn là một căn nhà lá tuềnh toàng, nhưng điều đó chẳng làm giảm đi nhiệt huyết của các thành viên đội biểu diễn. Các cô gái thướt tha trong bộ đồ người Dao, đôi tay mềm dẻo, đôi chân say sưa theo từng điệu múa và gương mặt thì bừng sáng nụ cười tươi vui.
Nghe người ta kể, mấy cô này không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, người là giáo viên, người làm nông, nhưng hễ tới mùa lễ mùa hội, hoặc là thôn có khách ghé chơi, họ chẳng ngại chi gác lại việc riêng để lên sân khấu.
Chương trình quy tụ đông đúc người dân của thôn Ngòi Tu, nhưng lạ một điều là hầu như chỉ có phụ nữ và trẻ con, đàn ông lác đác đâu có đôi ba người. Hỏi ra mới biết, đàn ông người Dao rất chịu khó bếp núc, đồng áng và đặc biệt không bao giờ vắng mặt trong các buổi tụ tập ăn uống của thôn. Tuy nhiên những hoạt động văn hoá cộng đồng thế này, họ “nhường” hết cho vợ con.
Lễ hội mừng năm mới của người Dao không thiếu những trò chơi độc đáo, trong đó có trò chơi đẩy gậy – một nét đẹp văn hoá cổ truyền của người Dao quần trắng. Hai người cầm hai đầu gậy vừa ra sức đẩy, vừa cổ thủ cho bản thân không bị đẩy ra khỏi vòng tròn, rèn luyện thể lực mà không ít tiếng cười vui.
Rời sân chơi rộn ràng ở nhà văn hóa thôn, tôi thong thả ngắm nhà sàn của người Dao nằm sâu phía trong đồi núi, quanh nhà bao bọc bởi một màu xanh mướt mát của cỏ cây, rẫy nương, vườn tược. Tết đang tới gần, nên gian bếp lúc nào cũng đông đủ cả nhà. Già trẻ lớn bé, mỗi người một chân một tay để gói bánh lẳng, bắt gà, bắt lợn, nướng thịt, chuẩn bị cho mâm cỗ đậm đà dư vị cổ truyền. Bếp củi đỏ hồng bập bùng cháy, soi sáng những gương mặt người phấn khởi đợi chờ hương vị Tết.
Cũng giống như người Kinh hay nhiều dân tộc khác trên dải đất hình chữ S, người Dao cũng cực kỳ coi trọng bữa cơm ngày Tất niên. Ngoài việc mâm cơm nhiều món thịnh soạn, người ta còn coi đây là ngày đoàn viên của gia đình, vì vậy mà con cháu dù sống riêng hoặc xa nhà cũng đều tề tựu đông đủ.
Trước bữa cơm, đám trẻ trong nhà theo người lớn lên đồi hái mấy thứ lá rừng về đun lấy nước tắm, rồi thay bộ đồ mới tinh sạch sẽ. Người Dao gọi đó là tắm Tất niên, tẩy trần bụi bẩn của năm cũ và mở ra một năm mới may mắn tốt lành.
Hai ngày ăn Tết với người Dao, tôi thích thú nhất là học theo đám trẻ trong thôn ỏm cọ. Cọ là một đặc sản đất trời ban tặng cho xứ này. Vô vàn những cây cao vút xoè rộng tán lá tựa như chiếc mũ rộng vành khổng lồ toả bóng mát lành dễ chịu.
Đang mùa cọ chín, người ta dùng sào kéo cả chùm trĩu trịt quả xuống gần người rồi bọn trẻ thi nhau hái cho vào đầy một rổ. Đám trẻ đem cọ về rửa sạch, thả vào nước nước nóng ủ chừng 20 phút rồi vớt ra. Lúc này quả cọ đã mềm, vị chát gần như bị tẩy sạch, chỉ còn lại mùi vị bùi bùi ăn rất "vào miệng".
Ngòi Tu ở cách thị trấn Yên Bình hơn chục cây số. Nơi đây wifi chẳng bao giờ có, sóng điện thoại thì quá chập chờn và 3G thì gần như không bắt được. Nhịp sống thanh bình yên ả, tách biệt hoàn toàn với nơi phố thị quá ư xô bồ, để mỗi ai khi đặt chân đến cũng cảm thấy êm đềm dễ mến.