Nằm nấp mình giữa lòng thành phố Sài Gòn hoa lệ, tu viện Khánh An được mọi người biết đến với lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, cổ kính, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời yên bình và thanh tịnh. Tu viện Khánh An (phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM) do Sư tổ Trí Hiền xây dựng năm 1905, trải qua hơn 100 năm thăng trầm cùng với gió sương, ngôi chùa đã xuống cấp trầm trọng. Vào năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.Công trình lớn nhất trong tu viện là chánh điện được xây dựng trang nghiêm với 4 tầng được thiết kế đối xứng nhau với vật liệu chủ yếu là gỗ và đá.
Chánh điện được xây dựng nằm ở tầng 3 với không gian rộng rãi thoáng mát, các cột kèo được trang trí hoa văn tinh xảo tạo nên không gian cổ kính.Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông. Các lối bậc thang được xây bằng đá với hoa văn trạm trổ hình hoa sen. Với gam màu đỏ làm chủ đạo, nhà tăng và khách đường trở nên nổi bật, nhưng vẫn cho thấy sự giản dị, gần gũi, thanh lịch, và làm cho tâm hồn thanh thoát hơn. Lầu chuông với kiểu kiến trúc độc đáo được xây dựng một cách rất công phu và tỉ mỉ với các cột kèo chồng lên nhau, như một tuyệt tác hoàn mỹ.Nét cổ kính của tu viện cùng cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình khiến cho mọi du khách khi đặt chân đến đây có cảm giác thư thái nhẹ nhàng.Vọng uống trà được thiết kế bằng gỗ nằm cạnh bên hồ nước tạo nên một bức tranh trữ tình, như chốn bồng lai tiên cảnh. Nằm nấp mình dưới tán cây xanh mát, hòa hợp với thiên nhiên, thất Vô Sự tạo cho mọi người cảm giác vô lo, vô nghĩ, sống chậm hơn với cuộc sống thực tại để cảm nhận cái đẹp của tâm hồn.Bên cạnh đó tất cả các công trình lớn hay khuôn viên trong tu viện đều được trang trí những chiếc đèn hình lục giác, tạo nên không gian ấm cúng như chúng ta thường thấy trong những kiểu kiến trúc văn hóa xưa.Với vẻ đẹp cổ kính và độc đáo, không ồn ào và náo nhiệt, hàng ngày tu viện đón hàng trăm lượt khách tham quan và chiêm bái lễ Phật.
Nằm nấp mình giữa lòng thành phố Sài Gòn hoa lệ, tu viện Khánh An được mọi người biết đến với lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, cổ kính, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời yên bình và thanh tịnh.
Tu viện Khánh An (phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM) do Sư tổ Trí Hiền xây dựng năm 1905, trải qua hơn 100 năm thăng trầm cùng với gió sương, ngôi chùa đã xuống cấp trầm trọng. Vào năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.
Công trình lớn nhất trong tu viện là chánh điện được xây dựng trang nghiêm với 4 tầng được thiết kế đối xứng nhau với vật liệu chủ yếu là gỗ và đá.
Chánh điện được xây dựng nằm ở tầng 3 với không gian rộng rãi thoáng mát, các cột kèo được trang trí hoa văn tinh xảo tạo nên không gian cổ kính.
Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông. Các lối bậc thang được xây bằng đá với hoa văn trạm trổ hình hoa sen.
Với gam màu đỏ làm chủ đạo, nhà tăng và khách đường trở nên nổi bật, nhưng vẫn cho thấy sự giản dị, gần gũi, thanh lịch, và làm cho tâm hồn thanh thoát hơn.
Lầu chuông với kiểu kiến trúc độc đáo được xây dựng một cách rất công phu và tỉ mỉ với các cột kèo chồng lên nhau, như một tuyệt tác hoàn mỹ.
Nét cổ kính của tu viện cùng cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình khiến cho mọi du khách khi đặt chân đến đây có cảm giác thư thái nhẹ nhàng.
Vọng uống trà được thiết kế bằng gỗ nằm cạnh bên hồ nước tạo nên một bức tranh trữ tình, như chốn bồng lai tiên cảnh.
Nằm nấp mình dưới tán cây xanh mát, hòa hợp với thiên nhiên, thất Vô Sự tạo cho mọi người cảm giác vô lo, vô nghĩ, sống chậm hơn với cuộc sống thực tại để cảm nhận cái đẹp của tâm hồn.
Bên cạnh đó tất cả các công trình lớn hay khuôn viên trong tu viện đều được trang trí những chiếc đèn hình lục giác, tạo nên không gian ấm cúng như chúng ta thường thấy trong những kiểu kiến trúc văn hóa xưa.
Với vẻ đẹp cổ kính và độc đáo, không ồn ào và náo nhiệt, hàng ngày tu viện đón hàng trăm lượt khách tham quan và chiêm bái lễ Phật.