Trong khi người dân các đô thị ở Việt Nam tìm mọi cách để lấn từng cm ra vỉa hè thì một cảnh tượng trái ngược diễn ra ở thủ đô Kualalumpur của Malaysia: Tầng một của các ngôi nhà mặt phố thường được xây lùi hẳn vào bên trong tính từ điểm tiếp giáp với vỉa hè. Bậc tam cấp trên vỉa hè, nếu có, sẽ nằm hoàn toàn ở trong phần diện tích được phép sử dụng, không lấn ra vỉa hè gây mất mỹ quan và cản trở việc đi lại của người dân.Đây không phải một kiểu xây dựng tự phát mà được quy định trong luật quy hoạch đô thị của Malaysia, bắt buộc các hộ dân phải tuân thủ.Tùy từng khu vực, sẽ có những quy định riêng về độ sâu mà các tòa nhà phải xây lùi vào.Cách quy hoạch đô thị kiểu này có từ thời thuộc địa, đã tạo nên một "vỉa hè thứ hai" chạy dọc qua khuôn viên các tòa nhà, giúp người đi bộ tránh mưa nắng đồng thời cũng giúp hoạt động kinh doanh ở mặt phố diễn ra thuận tiện hơn.Singapore cũng áp dụng cách thức quy hoạch vỉa hè tương tự Malaysia với các tòa nhà mặt phố có tầng 1 xây lùi vào phía trong vỉa hè.Nhiều tòa nhà lớn cũng "hi sinh" một phần diện tích ở tầng một làm không gian công cộng.Thủ đô Bangkok của Thái Lan không áp dụng cách quy hoạch vỉa hè như Malaysia và Singapore, nhưng vỉa hè ở đây cũng không lộn xộn bởi các bậc tam cấp như Việt Nam.Nhìn chung, nền nhà ở thành phố này có độ cao không chênh lệch đáng kể so với mặt vỉa hè nên đa phần các ngôi nhà mặt phố chỉ cần một bậc cấp thấp.Nhiều nhà không cần bậc cấp do nền nhà cao ngang bằng vỉa hè.Hầu như không thể tìm ra một tam cấp theo đúng nghĩa (có ba bậc cấp) ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Trong khi người dân các đô thị ở Việt Nam tìm mọi cách để lấn từng cm ra vỉa hè thì một cảnh tượng trái ngược diễn ra ở thủ đô Kualalumpur của Malaysia: Tầng một của các ngôi nhà mặt phố thường được xây lùi hẳn vào bên trong tính từ điểm tiếp giáp với vỉa hè.
Bậc tam cấp trên vỉa hè, nếu có, sẽ nằm hoàn toàn ở trong phần diện tích được phép sử dụng, không lấn ra vỉa hè gây mất mỹ quan và cản trở việc đi lại của người dân.
Đây không phải một kiểu xây dựng tự phát mà được quy định trong luật quy hoạch đô thị của Malaysia, bắt buộc các hộ dân phải tuân thủ.
Tùy từng khu vực, sẽ có những quy định riêng về độ sâu mà các tòa nhà phải xây lùi vào.
Cách quy hoạch đô thị kiểu này có từ thời thuộc địa, đã tạo nên một "vỉa hè thứ hai" chạy dọc qua khuôn viên các tòa nhà, giúp người đi bộ tránh mưa nắng đồng thời cũng giúp hoạt động kinh doanh ở mặt phố diễn ra thuận tiện hơn.
Singapore cũng áp dụng cách thức quy hoạch vỉa hè tương tự Malaysia với các tòa nhà mặt phố có tầng 1 xây lùi vào phía trong vỉa hè.
Nhiều tòa nhà lớn cũng "hi sinh" một phần diện tích ở tầng một làm không gian công cộng.
Thủ đô Bangkok của Thái Lan không áp dụng cách quy hoạch vỉa hè như Malaysia và Singapore, nhưng vỉa hè ở đây cũng không lộn xộn bởi các bậc tam cấp như Việt Nam.
Nhìn chung, nền nhà ở thành phố này có độ cao không chênh lệch đáng kể so với mặt vỉa hè nên đa phần các ngôi nhà mặt phố chỉ cần một bậc cấp thấp.
Nhiều nhà không cần bậc cấp do nền nhà cao ngang bằng vỉa hè.
Hầu như không thể tìm ra một tam cấp theo đúng nghĩa (có ba bậc cấp) ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.