Hà Thành Ngọ báo số 1959 ra ngày 17/3 có đăng thông tin chính thức về lễ đại hôn vua Bảo Đại và lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan).Theo thông tin được Hà Thành Ngọ báo công bố, hoàng hậu sẽ được rước đón từ chân đèo Hải Vân về kinh thành và tạm trú tại Lầu công quán 3 ngày (17,18 và 19).Đến ngày 20/3, lễ tấn cung được tổ chức và hoàng hậu được rước từ Lầu công quan vào cung và thực hiện các nghi lễ đại hôn theo quy định. Ngày 24/3 lễ tấn phong hoàng hậu chính thức được cử hành.Trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam), Vua Bảo Đại có viết: "Lễ cưới được tổ chức trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp. Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia, chưa từng có trong cung đình. Tôi cũng quyết định, sau khi cưới, sẽ tấn phong cho vợ tôi làm Hoàng hậu - danh hiệu mà trước đó chỉ phong cho thái hậu sau khi hoàng đế qua đời”.“Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình", Vua Bảo Đại viết trong hồi ký.Theo lời kể của Vua Bảo Đại, vào ngày đại hôn, Nam Phương mặc áo rộng thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu báu óng ánh. Bà đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào."Với một vẻ đẹp tuyệt vời, nàng (tức Nguyễn Hữu Thị Lan) đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi ngồi ở cái chái bên phải của tôi", Vua Bảo Đại nhớ lại khoảnh khắc khó quên trong ngày đại hôn.Cũng trong cuốn hồi ký, Vua Bảo Đại giải thích về việc phong cho Nguyễn Hữu Thị Lan tước vị Nam Phương Hoàng hậu. Theo vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt, ông đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới, từ đó gọi là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (perfume).Không những vậy, Vua Bảo Đại ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép Nam Phương Hoàng hậu được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng đế. Một chi tiết đặc biệt về tiền mừng cưới trong lễ đại hôn của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.Theo các tư liệu lịch sử, An Định Vương - Lê Phát An (cậu ruột của Nam Phương hoàng hậu và cũng là nhà giàu nhất Nam Kỳ) đã cho cháu gái một số tiền khổng lồ là 1 triệu đồng Đông Dương (tương đương khoảng 20.000 lượng vàng thời điểm bấy giờ) làm của hồi môn.Mời độc giả xem video: Việt Nam lần thứ 3 cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Nguồn: VTV4.
Hà Thành Ngọ báo số 1959 ra ngày 17/3 có đăng thông tin chính thức về lễ đại hôn vua Bảo Đại và lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan).
Theo thông tin được Hà Thành Ngọ báo công bố, hoàng hậu sẽ được rước đón từ chân đèo Hải Vân về kinh thành và tạm trú tại Lầu công quán 3 ngày (17,18 và 19).
Đến ngày 20/3, lễ tấn cung được tổ chức và hoàng hậu được rước từ Lầu công quan vào cung và thực hiện các nghi lễ đại hôn theo quy định. Ngày 24/3 lễ tấn phong hoàng hậu chính thức được cử hành.
Trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam (Con rồng An Nam), Vua Bảo Đại có viết: "Lễ cưới được tổ chức trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp. Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia, chưa từng có trong cung đình. Tôi cũng quyết định, sau khi cưới, sẽ tấn phong cho vợ tôi làm Hoàng hậu - danh hiệu mà trước đó chỉ phong cho thái hậu sau khi hoàng đế qua đời”.
“Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình", Vua Bảo Đại viết trong hồi ký.
Theo lời kể của Vua Bảo Đại, vào ngày đại hôn, Nam Phương mặc áo rộng thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu báu óng ánh. Bà đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào.
"Với một vẻ đẹp tuyệt vời, nàng (tức Nguyễn Hữu Thị Lan) đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi ngồi ở cái chái bên phải của tôi", Vua Bảo Đại nhớ lại khoảnh khắc khó quên trong ngày đại hôn.
Cũng trong cuốn hồi ký, Vua Bảo Đại giải thích về việc phong cho Nguyễn Hữu Thị Lan tước vị Nam Phương Hoàng hậu. Theo vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt, ông đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới, từ đó gọi là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (perfume).
Không những vậy, Vua Bảo Đại ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép Nam Phương Hoàng hậu được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng đế. Một chi tiết đặc biệt về tiền mừng cưới trong lễ đại hôn của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Theo các tư liệu lịch sử, An Định Vương - Lê Phát An (cậu ruột của Nam Phương hoàng hậu và cũng là nhà giàu nhất Nam Kỳ) đã cho cháu gái một số tiền khổng lồ là 1 triệu đồng Đông Dương (tương đương khoảng 20.000 lượng vàng thời điểm bấy giờ) làm của hồi môn.
Mời độc giả xem video: Việt Nam lần thứ 3 cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Nguồn: VTV4.