Tọa lạc tại số 184 Hồng Bàng, quận 5 TP.HCM, hội quán Phước An (còn gọi là chùa Minh Hương, chùa Ông Quan Đế) hiện lên như một khoảng lặng giữa một khu vực thương mại sầm uất bậc nhất thành phố.Theo sử sách, hội quán do nhánh người Hoa Minh Hương nguyên quán ở 7 phủ thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Triết Giang (Trung quốc) xây dựng trên cơ sở vật chất của nguyên Hội quán An Hòa từ năm 1865. Đến năm 1902, công trình được xây dựng lại với qui mô như ngày nay.Hội quán Phước An có khuôn viên rộng gần 1.000m2 với các công trình chính nằm theo trục dọc, gồm chính điện ở phía Bắc, tiền điện ở phía Nam, trung điện nằm giữa. Hai bên là Đông sương, Tây sương.Lối vào tiền điện được trấn bởi cặp sư tử đá được tạo hình rất sinh động.Không gian bên trong tiền điện sáng sủa và thoáng đãng vì khu vực này thông với một sân thiên tỉnh khá rộng.Gian thờ ngựa Xích Thố, con ngựa của Quan Thánh Đế Quân (quan Vân Trường) - vị thần chính được thờ ở hội quán - nằm ở phía trái tiền điện khi đi từ cửa vào.Khu trung điện có một lư hương lớn khảm sành sứ tinh xảo, hai bên là hai hàng cột đen bóng có treo các câu đối ca ngợi Quan Thánh Đế Quân.Khu vực chính điện được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên rọi xuống từ phần mái được ốp kính. Các ban thờ ở đây được chạm khảm tinh xảo và dát vàng rực rỡ.Gian thờ trung tâm là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, vị thần quan trọng trong tín ngưỡng cổ truyền của người Hoa, thường được người Việt biết đến qua hình tượng quan Vũ hay quan Vân Trường trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.Phía bên trái là gian thờ ông Bổn Địa, là người coi sóc một vùng đất đai rộng lớn, ban phát lộc tài cho nhân gian.Bên phải là gian thờ bà Ngũ Hành, đại diện cho 5 yếu tố cơ bản trong ngũ hành, cai quản càn khôn, ban phát tài lộc cho bá tánh, phạt kẻ ác ...Các các gian thờ ở chính điện, hội quán Phước An còn có gian thờ Quan Âm và Phật Di lạc nằm đối diện với nhau qua sân trước tiền điện.Dù được xây dựng muộn hơn so với các hội quán khác ở Chợ Lớn nhưng hội quán Phước An vẫn không hề thua kém về giá trị kiến trúc, nghệ thuật trang trí, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc gỗ.Bằng các kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong, nghệ nhân đã tạo ra các khám thờ, bao lam, phù điêu hương án với các tượng người, tượng vật, hoa lá, chim muông, tôm cá… thật sinh động, tinh tế.Trên 24 bức hoành phi, 4 tấm biển gỗ lớn và 8 cặp liễn đối, các nghệ nhân đã dùng kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi để tạo nên các dây hoa, rồng, phụng xen với các nét chữ Hán mạnh mẽ hoặc uyển chuyển, bay bướm, truyền tải sự tôn kính đối với các vị thánh, thần được tôn thờ tại đây.Sau hơn một thế kỷ tồn tại, hội quán Phước An vẫn giữ được diện mạo kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của mình.Hội quán còn giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị như tượng thờ bằng gỗ lim có niên hạn trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương...Đặc biệt, trong hội quán còn có ba tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường đồ gổ xưa đời nhà Thanh Trung Quốc.Trên đỉnh mái hội quán là hệ thống mô hình, phù điêu bằng gốm sứ được tạo tác rất sinh động và tinh xảo.Bức phù trên cổng tiền điện, tượng trưng cho con thuyền linh thiêng đã đưa người Hoa từ cố quốc đi khắp bốn bể.Về mặt tín ngưỡng, hội quán Phước An chỉ là một trong rất nhiều ngôi chùa Ông (thờ Quan Thánh Đế Quân) ở TP.HCM. Dù có quy mô không phải là lớn nhất nhưng sự linh thiêng của hội quán đã nức tiếng xa gần suốt nhiều năm qua.Khách thập phương chạm vào ngựa Xích Thố để cầu may, một tập tục phổ biến ở các chùa Ông.Vào năm 2009, hội quán Phước An đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.Một số hình ảnh khác về hội quán Phước An.Mời độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Tọa lạc tại số 184 Hồng Bàng, quận 5 TP.HCM, hội quán Phước An (còn gọi là chùa Minh Hương, chùa Ông Quan Đế) hiện lên như một khoảng lặng giữa một khu vực thương mại sầm uất bậc nhất thành phố.
Theo sử sách, hội quán do nhánh người Hoa Minh Hương nguyên quán ở 7 phủ thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Triết Giang (Trung quốc) xây dựng trên cơ sở vật chất của nguyên Hội quán An Hòa từ năm 1865. Đến năm 1902, công trình được xây dựng lại với qui mô như ngày nay.
Hội quán Phước An có khuôn viên rộng gần 1.000m2 với các công trình chính nằm theo trục dọc, gồm chính điện ở phía Bắc, tiền điện ở phía Nam, trung điện nằm giữa. Hai bên là Đông sương, Tây sương.
Lối vào tiền điện được trấn bởi cặp sư tử đá được tạo hình rất sinh động.
Không gian bên trong tiền điện sáng sủa và thoáng đãng vì khu vực này thông với một sân thiên tỉnh khá rộng.
Gian thờ ngựa Xích Thố, con ngựa của Quan Thánh Đế Quân (quan Vân Trường) - vị thần chính được thờ ở hội quán - nằm ở phía trái tiền điện khi đi từ cửa vào.
Khu trung điện có một lư hương lớn khảm sành sứ tinh xảo, hai bên là hai hàng cột đen bóng có treo các câu đối ca ngợi Quan Thánh Đế Quân.
Khu vực chính điện được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên rọi xuống từ phần mái được ốp kính. Các ban thờ ở đây được chạm khảm tinh xảo và dát vàng rực rỡ.
Gian thờ trung tâm là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, vị thần quan trọng trong tín ngưỡng cổ truyền của người Hoa, thường được người Việt biết đến qua hình tượng quan Vũ hay quan Vân Trường trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Phía bên trái là gian thờ ông Bổn Địa, là người coi sóc một vùng đất đai rộng lớn, ban phát lộc tài cho nhân gian.
Bên phải là gian thờ bà Ngũ Hành, đại diện cho 5 yếu tố cơ bản trong ngũ hành, cai quản càn khôn, ban phát tài lộc cho bá tánh, phạt kẻ ác ...
Các các gian thờ ở chính điện, hội quán Phước An còn có gian thờ Quan Âm và Phật Di lạc nằm đối diện với nhau qua sân trước tiền điện.
Dù được xây dựng muộn hơn so với các hội quán khác ở Chợ Lớn nhưng hội quán Phước An vẫn không hề thua kém về giá trị kiến trúc, nghệ thuật trang trí, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc gỗ.
Bằng các kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong, nghệ nhân đã tạo ra các khám thờ, bao lam, phù điêu hương án với các tượng người, tượng vật, hoa lá, chim muông, tôm cá… thật sinh động, tinh tế.
Trên 24 bức hoành phi, 4 tấm biển gỗ lớn và 8 cặp liễn đối, các nghệ nhân đã dùng kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi để tạo nên các dây hoa, rồng, phụng xen với các nét chữ Hán mạnh mẽ hoặc uyển chuyển, bay bướm, truyền tải sự tôn kính đối với các vị thánh, thần được tôn thờ tại đây.
Sau hơn một thế kỷ tồn tại, hội quán Phước An vẫn giữ được diện mạo kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của mình.
Hội quán còn giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị như tượng thờ bằng gỗ lim có niên hạn trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương...
Đặc biệt, trong hội quán còn có ba tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường đồ gổ xưa đời nhà Thanh Trung Quốc.
Trên đỉnh mái hội quán là hệ thống mô hình, phù điêu bằng gốm sứ được tạo tác rất sinh động và tinh xảo.
Bức phù trên cổng tiền điện, tượng trưng cho con thuyền linh thiêng đã đưa người Hoa từ cố quốc đi khắp bốn bể.
Về mặt tín ngưỡng, hội quán Phước An chỉ là một trong rất nhiều ngôi chùa Ông (thờ Quan Thánh Đế Quân) ở TP.HCM. Dù có quy mô không phải là lớn nhất nhưng sự linh thiêng của hội quán đã nức tiếng xa gần suốt nhiều năm qua.
Khách thập phương chạm vào ngựa Xích Thố để cầu may, một tập tục phổ biến ở các chùa Ông.
Vào năm 2009, hội quán Phước An đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Một số hình ảnh khác về hội quán Phước An.
Mời độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.