Tục thờ Ông Địa (thần Đất) là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt tại ba miền, được ghi nhận trong lịch sử từ xa xưa. Tại Nam Bộ, tín ngưỡng này phổ biến và mang nhiều nét đặc sắc hơn cả.Theo quan niệm chung, Ông Địa là một phúc thần có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn, ban phước, đem tài lộc cho gia chủ. Ở miền Nam, tượng Ông Địa được tạo hình rất hóm hỉnh với bụng bự - tượng trưng cho sự sung túc, và khuôn mặt luôn tươi cười – biểu tượng của niềm vui bất tận.Trong văn hóa tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ, Ông Địa có thể coi là vị thần “bình dân” nhất trong các vị thần. Bàn thờ ông Địa thường không ở trên cao mà nằm sát dưới nền đất, sàn nhà, đồ cúng tế rất giản dị như nải chuối, chén chè, ly cà phê…Là vị thần biết mọi ngóc ngách trong nhà, khi thất lạc đồ đạc, từ thứ lặt vặt như cây dao, lưỡi búa đế thứ quan trọng như chìa khóa nhà, ví tiền... người Nam bộ thường đến bàn thờ ông địa mà vái: “Vái Ông Địa kiếm được con cúng nải chuối...”.Sau khi tìm được đồ và cúng nải chuối thì người cúng lại bẻ ăn trước một trái. Điều này được lý giải rằng, do một lần ông Địa bị ngộ độc nên sợ, không dám hưởng, ăn trước là để “thử độc”. Điều này dường như cũng biểu thị sự gần gũi giữa Ông Địa và người dân trong sinh hoạt hàng ngày.Ông Địa rất hiền, không bao giờ trừng phạt ai. Vì vậy mà có chuyện tiếu lâm về việc Ông Địa bị người dân bỡn cợt . Thậm chí, dân buôn bán cúng kiếng Ông Địa tử tế mà vẫn bán ế còn múc một thau nước và lấy tượng Ông Địa “trấn nước” để ổng... biết điều mà phù hộ cho gia chủ siêng hơn.Trong cách nói chuyện thường ngày, người Nam Bộ chẳng ngại ngần mà ví von đứa bé với hình ảnh Ông Địa, kiểu như thấy đứa bé mập mạp, cười toe toét thì nói: “Thằng bé thấy thương như ông Địa”. Để bày tỏ sự sảng khoái, người ta cũng lôi Ông Địa vào, như câu “Mát trời Ông Địa luôn!”.Có lẽ do bản tính vui vẻ, dễ gần mà Ông Địa được coi như người dẫn lối Thần Tài đến cho gia chủ. Vì vậy mà Ông Địa - Thần Tài trở thành “cặp đôi hoàn hảo”, luôn song hành trên bàn thờ của người Nam bộ.Nếu tượng bị bể, hoặc muốn làm mới bàn thờ vào những dịp lễ, Tết, người ta không ném bỏ tượng Ông Địa đi mà sẽ sẽ cho ông “an nghỉ” ở những nơi tôn nghiêm như đền, chùa, nghĩa trang. Dù dân dã đến mấy thì Ông Địa vẫn là một vị thần được con người kính trọng...
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.
Tục thờ Ông Địa (thần Đất) là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt tại ba miền, được ghi nhận trong lịch sử từ xa xưa. Tại Nam Bộ, tín ngưỡng này phổ biến và mang nhiều nét đặc sắc hơn cả.
Theo quan niệm chung, Ông Địa là một phúc thần có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn, ban phước, đem tài lộc cho gia chủ. Ở miền Nam, tượng Ông Địa được tạo hình rất hóm hỉnh với bụng bự - tượng trưng cho sự sung túc, và khuôn mặt luôn tươi cười – biểu tượng của niềm vui bất tận.
Trong văn hóa tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ, Ông Địa có thể coi là vị thần “bình dân” nhất trong các vị thần. Bàn thờ ông Địa thường không ở trên cao mà nằm sát dưới nền đất, sàn nhà, đồ cúng tế rất giản dị như nải chuối, chén chè, ly cà phê…
Là vị thần biết mọi ngóc ngách trong nhà, khi thất lạc đồ đạc, từ thứ lặt vặt như cây dao, lưỡi búa đế thứ quan trọng như chìa khóa nhà, ví tiền... người Nam bộ thường đến bàn thờ ông địa mà vái: “Vái Ông Địa kiếm được con cúng nải chuối...”.
Sau khi tìm được đồ và cúng nải chuối thì người cúng lại bẻ ăn trước một trái. Điều này được lý giải rằng, do một lần ông Địa bị ngộ độc nên sợ, không dám hưởng, ăn trước là để “thử độc”. Điều này dường như cũng biểu thị sự gần gũi giữa Ông Địa và người dân trong sinh hoạt hàng ngày.
Ông Địa rất hiền, không bao giờ trừng phạt ai. Vì vậy mà có chuyện tiếu lâm về việc Ông Địa bị người dân bỡn cợt . Thậm chí, dân buôn bán cúng kiếng Ông Địa tử tế mà vẫn bán ế còn múc một thau nước và lấy tượng Ông Địa “trấn nước” để ổng... biết điều mà phù hộ cho gia chủ siêng hơn.
Trong cách nói chuyện thường ngày, người Nam Bộ chẳng ngại ngần mà ví von đứa bé với hình ảnh Ông Địa, kiểu như thấy đứa bé mập mạp, cười toe toét thì nói: “Thằng bé thấy thương như ông Địa”. Để bày tỏ sự sảng khoái, người ta cũng lôi Ông Địa vào, như câu “Mát trời Ông Địa luôn!”.
Có lẽ do bản tính vui vẻ, dễ gần mà Ông Địa được coi như người dẫn lối Thần Tài đến cho gia chủ. Vì vậy mà Ông Địa - Thần Tài trở thành “cặp đôi hoàn hảo”, luôn song hành trên bàn thờ của người Nam bộ.
Nếu tượng bị bể, hoặc muốn làm mới bàn thờ vào những dịp lễ, Tết, người ta không ném bỏ tượng Ông Địa đi mà sẽ sẽ cho ông “an nghỉ” ở những nơi tôn nghiêm như đền, chùa, nghĩa trang. Dù dân dã đến mấy thì Ông Địa vẫn là một vị thần được con người kính trọng...
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.