Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước.Đây là một cây cổ thụ có đường kính gốc khoảng 0,7 mét, mọc giữa một thung lũng chỉ có đá lởm chởm của cao nguyên đá Đồng Văn.Sự hiện diện của một cây to như vậy là điều lạ ở vùng đất nổi tiếng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được người dân địa phương gắn với một sức mạnh tâm tinh huyền bí.Từ lâu nay, người Mông cư trú trong vùng tin rằng có một vị thần cư ngụ ở gốc cây thiêng. Ngài có khả năng hóa giải tất cả những khổ đau, bất hạnh, đem lại may mắn và hạnh phúc cho con người.Theo tập quán, sau khi đi đám ma về qua đây, đồng bào Mông thường buộc một sợi vải đỏ vào cành cây hoặc mỏm đá với mong muốn rũ bỏ hết mọi xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.Vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người Mông dòng họ Vàng ở Thài Phìn Tủng sẽ tổ chức lễ cúng thần tại gốc cây thiêng.Cứ 12 năm một lần, họ lại tổ chức đại lễ để cầu may và củng cố tinh thần đoàn kết trong dòng họ và cộng đồng.Trên khía cạnh cảnh quan, sự hiện diện của một cây cổ thụ giữa cụm rừng đá đã tạo nên một điểm nhấn cho khu Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận năm 2010.Khách du lịch đi qua cung đường có cây thiêng Thài Phìn Tủng thường ghé vào làm lễ để cầu cho chuyến đi qua vùng núi non hiểm trở được an toàn. Đây cũng là một việc làm thể hiện sự tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương.Một số hình ảnh khác về cây thiêng Thài Phìn Tủng ở Đồng Văn.Mời quý độc giả xem video: Kéo vợ - Khi phong tục bị biến tướng thành hủ tục | VTV24.
Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước.
Đây là một cây cổ thụ có đường kính gốc khoảng 0,7 mét, mọc giữa một thung lũng chỉ có đá lởm chởm của cao nguyên đá Đồng Văn.
Sự hiện diện của một cây to như vậy là điều lạ ở vùng đất nổi tiếng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được người dân địa phương gắn với một sức mạnh tâm tinh huyền bí.
Từ lâu nay, người Mông cư trú trong vùng tin rằng có một vị thần cư ngụ ở gốc cây thiêng. Ngài có khả năng hóa giải tất cả những khổ đau, bất hạnh, đem lại may mắn và hạnh phúc cho con người.
Theo tập quán, sau khi đi đám ma về qua đây, đồng bào Mông thường buộc một sợi vải đỏ vào cành cây hoặc mỏm đá với mong muốn rũ bỏ hết mọi xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người Mông dòng họ Vàng ở Thài Phìn Tủng sẽ tổ chức lễ cúng thần tại gốc cây thiêng.
Cứ 12 năm một lần, họ lại tổ chức đại lễ để cầu may và củng cố tinh thần đoàn kết trong dòng họ và cộng đồng.
Trên khía cạnh cảnh quan, sự hiện diện của một cây cổ thụ giữa cụm rừng đá đã tạo nên một điểm nhấn cho khu Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận năm 2010.
Khách du lịch đi qua cung đường có cây thiêng Thài Phìn Tủng thường ghé vào làm lễ để cầu cho chuyến đi qua vùng núi non hiểm trở được an toàn. Đây cũng là một việc làm thể hiện sự tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương.
Một số hình ảnh khác về cây thiêng Thài Phìn Tủng ở Đồng Văn.
Mời quý độc giả xem video: Kéo vợ - Khi phong tục bị biến tướng thành hủ tục | VTV24.