Nằm ở số 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An, nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây năm 1806, thường được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.Nhà thờ tộc Nguyễn Tường được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của phố cổ Hội An. Về tổng quan, nhà có ba gian hai chái với chiều sâu năm nhịp.Cửa sổ ở trái nhà có trang trí hình quả phật thủ.Mái nhà lợp ngói âm dương - loại vật liệu điển hình của phố cổ Hội An.Mặt tiền nhà có hai bậc tam cấp nằm ở hai bên, một bên dành cho nam một bên dành cho nữ theo quan niệm xưa.Ngăn cách phần hiên với nội thất công trình là ba bộ cửa "thượng song hạ bản", mỗi bộ có bốn cánh.Không gian thờ cúng khép kín, quây quanh bằng vách gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và ba gian giữa của ngôi nhà.Trên cửa chính dẫn vào gian thờ cúng có tấm hoành phi đề 4 chữ “Nguyễn Tường Từ Đường”.Bàn thờ trung tâm đặt ảnh thờ và bài vị của cụ Nguyễn Tường Vân (1774-1822). Cụ là một vị khai quốc công thần, từng làm đến chức Binh bộ thượng thư triều Minh Mạng.Cụ Nguyễn Tường Vân đã cho xây ngôi nhà này làm nơi ở. Sau khi cụ mất, ngôi nhà được chuyển thành nhà thờ tộc. Công trình được tôn tạo vào năm 1909, đến năm 2005 thì được Nhà Nước đại tu bổ.Đồ nội thất và các kết cấu gỗ của ngôi nhà do nghệ nhân làng mộc Kim Bồng - Hội An thi công với sự tinh tế và tính thẩm mỹ rất cao.Hệ thống cột kèo có sự kết hợp hài hòa của nhiều trường phái kiến trúc ở cả hai mái trước và sau.Giá đỡ mái vỏ cua được chạm trỗ hình hoa cúc cách điệu, mang ý nghĩa vĩnh cửu.Hiện nay, nhà thờ tộc Nguyễn Tường trưng bày nhiều di vật có giá trị, gắn liền với lịch sử của ngôi nhà.Nổi bật trong đó là các chiếu chỉ, sắc phong của cụ Nguyễn Tường Vân và người con trưởng Nguyễn Tường Vĩnh qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.Nhiều vật dụng cổ của gia tộc được cất trữ trong tủ kính, trong đó có cặp bình hoa bằng gỗ được chạm nổi hình rồng có niên đại hơn 100 năm.Nhiều đầu sách quý hiếm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn được lưu giữ tại ngôi nhà, xuất phát từ việc họ Nguyễn Tường đầu thế kỷ 20 nổi danh với những cái tên: Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam) và Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo), những nhân vật sáng lập nhóm Tự Lực văn đoàn.Ba anh em họ Nguyễn Tường đã cùng với Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu, tập hợp nhiều những trí thức yêu nước, nói lên tiếng nói thời đại, văn minh trong giai đoạn giao thời của văn hóa - xã hội… Những nhà văn này cùng nhóm Tự lực Văn đoàn được coi đã đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.Đến giữa năm 2013, nhà thờ tộc Nguyễn Tường đã mở cửa đón khách tham quan. Đây thực sự là một điểm đến đặc sắc mà du khách không nên bỏ qua ở Phố cổ Hội An.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An, nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây năm 1806, thường được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của phố cổ Hội An. Về tổng quan, nhà có ba gian hai chái với chiều sâu năm nhịp.
Cửa sổ ở trái nhà có trang trí hình quả phật thủ.
Mái nhà lợp ngói âm dương - loại vật liệu điển hình của phố cổ Hội An.
Mặt tiền nhà có hai bậc tam cấp nằm ở hai bên, một bên dành cho nam một bên dành cho nữ theo quan niệm xưa.
Ngăn cách phần hiên với nội thất công trình là ba bộ cửa "thượng song hạ bản", mỗi bộ có bốn cánh.
Không gian thờ cúng khép kín, quây quanh bằng vách gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và ba gian giữa của ngôi nhà.
Trên cửa chính dẫn vào gian thờ cúng có tấm hoành phi đề 4 chữ “Nguyễn Tường Từ Đường”.
Bàn thờ trung tâm đặt ảnh thờ và bài vị của cụ Nguyễn Tường Vân (1774-1822). Cụ là một vị khai quốc công thần, từng làm đến chức Binh bộ thượng thư triều Minh Mạng.
Cụ Nguyễn Tường Vân đã cho xây ngôi nhà này làm nơi ở. Sau khi cụ mất, ngôi nhà được chuyển thành nhà thờ tộc. Công trình được tôn tạo vào năm 1909, đến năm 2005 thì được Nhà Nước đại tu bổ.
Đồ nội thất và các kết cấu gỗ của ngôi nhà do nghệ nhân làng mộc Kim Bồng - Hội An thi công với sự tinh tế và tính thẩm mỹ rất cao.
Hệ thống cột kèo có sự kết hợp hài hòa của nhiều trường phái kiến trúc ở cả hai mái trước và sau.
Giá đỡ mái vỏ cua được chạm trỗ hình hoa cúc cách điệu, mang ý nghĩa vĩnh cửu.
Hiện nay, nhà thờ tộc Nguyễn Tường trưng bày nhiều di vật có giá trị, gắn liền với lịch sử của ngôi nhà.
Nổi bật trong đó là các chiếu chỉ, sắc phong của cụ Nguyễn Tường Vân và người con trưởng Nguyễn Tường Vĩnh qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Nhiều vật dụng cổ của gia tộc được cất trữ trong tủ kính, trong đó có cặp bình hoa bằng gỗ được chạm nổi hình rồng có niên đại hơn 100 năm.
Nhiều đầu sách quý hiếm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn được lưu giữ tại ngôi nhà, xuất phát từ việc họ Nguyễn Tường đầu thế kỷ 20 nổi danh với những cái tên: Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam) và Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo), những nhân vật sáng lập nhóm Tự Lực văn đoàn.
Ba anh em họ Nguyễn Tường đã cùng với Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu, tập hợp nhiều những trí thức yêu nước, nói lên tiếng nói thời đại, văn minh trong giai đoạn giao thời của văn hóa - xã hội… Những nhà văn này cùng nhóm Tự lực Văn đoàn được coi đã đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
Đến giữa năm 2013, nhà thờ tộc Nguyễn Tường đã mở cửa đón khách tham quan. Đây thực sự là một điểm đến đặc sắc mà du khách không nên bỏ qua ở Phố cổ Hội An.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.