Tóp mỡ. Tóp mỡ là mỡ lợn được rang lên đến khi khô kiệt, là món ăn thời bao cấp quen thuộc ở Việt Nam. Tóp mỡ thường được ăn với mắm hoặc xào cùng dưa chua. Ảnh: Wikiwand. Bo bo. Bo bo là loại hạt ngũ cốc giá rẻ được Ấn Độ cùng một số nước khác viện trợ và bán nợ cho Việt Nam làm thời kỳ thiếu thốn lương thực. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn giã bo bo thành bột làm bánh. Ảnh: Rongbay. Cơm độn. Do tình trạng thiếu gạo trầm trọng, cơm độn khoai, mì, sắn... đã trở thành"bạn đồng hành" của phần lớn các gia đình ở Việt Nam thời kỳ bao cấp. Ảnh: Congthucmonngon. Cơm cháy. Phần cơm cháy ngày nay thường bị bỏ đi sau các bữa cơm gia đình, nhưng vào thời bao cấp cũng là món ngon khi ăn với mắm. Ảnh: Chuẩn men. Rau tập tàng. Rau tập tàng còn gọi là rau láo nháo, là thứ hỗn hợp gồm đủ loại rau dại như rau dền, rau sam, rau đay... tìm thấy ở vườn nhà hoặc bất kỳ bờ bụi nào. Thứ rau này nấu canh với cua đồng rất tuyệt. Ảnh: Dân Trí. Tép sông. So với thịt, cá, tép sông giá rẻ, lại dễ kiếm hơn nhiều, là nguồn đạm rất quan trong của người Việt thời bao cấp. Cách chế biến tép phổ biến nhất là rang với khế. Ảnh: Phunutoday.Hạt mít. Không ít người nghĩ rằng hạt mít là thứ chỉ để... vứt vào sọt rác, nhưng đây cũng là một món ăn quen thuộc thời bao cấp. Hạt mít khi luộc rất bùi và thơm, có thể ăn rêng hoặc độn vào cơm. Ảnh: Zing. Cà dầm tương. Cà dầm tương ngày nay là món phụ, nhưng vào thời bao cấp từng là món "chủ lực" giúp đưa cơm trong bữa ăn của nhiều gia đình nông thôn Việt Nam. Ảnh: Dhfoods. Ngọn sắn muối. Sắn được trồng cực nhiều ở Việt Nam thời bao cấp. Không chỉ lấy cũ làm lương thực, người dân còn hái ngọn sắn non để muối như muối dưa. Ảnh: Saigontimes.
Tóp mỡ. Tóp mỡ là mỡ lợn được rang lên đến khi khô kiệt, là món ăn thời bao cấp quen thuộc ở Việt Nam. Tóp mỡ thường được ăn với mắm hoặc xào cùng dưa chua. Ảnh: Wikiwand.
Bo bo. Bo bo là loại hạt ngũ cốc giá rẻ được Ấn Độ cùng một số nước khác viện trợ và bán nợ cho Việt Nam làm thời kỳ thiếu thốn lương thực. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn giã bo bo thành bột làm bánh. Ảnh: Rongbay.
Cơm độn. Do tình trạng thiếu gạo trầm trọng, cơm độn khoai, mì, sắn... đã trở thành"bạn đồng hành" của phần lớn các gia đình ở Việt Nam thời kỳ bao cấp. Ảnh: Congthucmonngon.
Cơm cháy. Phần cơm cháy ngày nay thường bị bỏ đi sau các bữa cơm gia đình, nhưng vào thời bao cấp cũng là món ngon khi ăn với mắm. Ảnh: Chuẩn men.
Rau tập tàng. Rau tập tàng còn gọi là rau láo nháo, là thứ hỗn hợp gồm đủ loại rau dại như rau dền, rau sam, rau đay... tìm thấy ở vườn nhà hoặc bất kỳ bờ bụi nào. Thứ rau này nấu canh với cua đồng rất tuyệt. Ảnh: Dân Trí.
Tép sông. So với thịt, cá, tép sông giá rẻ, lại dễ kiếm hơn nhiều, là nguồn đạm rất quan trong của người Việt thời bao cấp. Cách chế biến tép phổ biến nhất là rang với khế. Ảnh: Phunutoday.
Hạt mít. Không ít người nghĩ rằng hạt mít là thứ chỉ để... vứt vào sọt rác, nhưng đây cũng là một món ăn quen thuộc thời bao cấp. Hạt mít khi luộc rất bùi và thơm, có thể ăn rêng hoặc độn vào cơm. Ảnh: Zing.
Cà dầm tương. Cà dầm tương ngày nay là món phụ, nhưng vào thời bao cấp từng là món "chủ lực" giúp đưa cơm trong bữa ăn của nhiều gia đình nông thôn Việt Nam. Ảnh: Dhfoods.
Ngọn sắn muối. Sắn được trồng cực nhiều ở Việt Nam thời bao cấp. Không chỉ lấy cũ làm lương thực, người dân còn hái ngọn sắn non để muối như muối dưa. Ảnh: Saigontimes.