Lý Thánh Tông (tuổi Quý Hợi, 1023-1072), là vị hoàng đế thứ ba của triều Lý. Được coi là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo.Nguyễn Huy Tự (tuổi Quý Hợi, 1743-1790) là danh sĩ và là quan nhà Lê trung hưng. Trong lịch sử văn học Việt Nam, danh nhân tuổi Hợi này được biết đến với tư cách tác giả truyện thơ Hoa Tiên - một tác phẩm lớn của nền văn học chữ Nôm.Bùi Kỷ (tuổi Đinh Hợi, 1888-1960) là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầy biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ông cũng là dịch giả có tiếng, đã cùng Phan Kế Bính tham gia dịch tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Chí sang tiếng Việt.Phạm Đôn Lễ (tuổi Ất Hợi, 1457-1531, là Trạng nguyên khoa Tân Sửu 1481). Từ thi Hội đến thi Đình ông đều đỗ đầu, là vị Tam nguyên đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam. Vì có công dạy dân làng dệt chiếu cói nên ông còn được gọi là Trạng Chiếu.Phan Kế Bính (tuổi Ất Hợi, 1875-1921) là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả sách Việt Hán văn khảo, Trung Bắc Tân Văn và nhiều tác phẩm biên khảo, dịch thuật có giá trị khác.Nguyễn Bỉnh Khiêm (tuổi Tân Hợi, 1491–1585), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Được gọi là Trạng Trình, ông nổi tiếng vì tư cách đạo đức, tài thơ văn cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.Minh Mạng (tuổi Tân Hợi, 1791-1841) là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn. Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về nội trị và được coi là một trong những nhà cải cách tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Lý Thánh Tông (tuổi Quý Hợi, 1023-1072), là vị hoàng đế thứ ba của triều Lý. Được coi là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo.
Nguyễn Huy Tự (tuổi Quý Hợi, 1743-1790) là danh sĩ và là quan nhà Lê trung hưng. Trong lịch sử văn học Việt Nam, danh nhân tuổi Hợi này được biết đến với tư cách tác giả truyện thơ Hoa Tiên - một tác phẩm lớn của nền văn học chữ Nôm.
Bùi Kỷ (tuổi Đinh Hợi, 1888-1960) là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầy biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ông cũng là dịch giả có tiếng, đã cùng Phan Kế Bính tham gia dịch tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Chí sang tiếng Việt.
Phạm Đôn Lễ (tuổi Ất Hợi, 1457-1531, là Trạng nguyên khoa Tân Sửu 1481). Từ thi Hội đến thi Đình ông đều đỗ đầu, là vị Tam nguyên đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam. Vì có công dạy dân làng dệt chiếu cói nên ông còn được gọi là Trạng Chiếu.
Phan Kế Bính (tuổi Ất Hợi, 1875-1921) là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả sách Việt Hán văn khảo, Trung Bắc Tân Văn và nhiều tác phẩm biên khảo, dịch thuật có giá trị khác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (tuổi Tân Hợi, 1491–1585), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Được gọi là Trạng Trình, ông nổi tiếng vì tư cách đạo đức, tài thơ văn cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Minh Mạng (tuổi Tân Hợi, 1791-1841) là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn. Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về nội trị và được coi là một trong những nhà cải cách tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.