Nghịch pháo. Tết của trẻ em 8X gắn liền với tiếng nổ và sắc màu rực rỡ của các loại pháo Tết. Từ năm 1995, việc đốt pháo vào dịp Tết đã bị cấm ở Việt Nam vì lý do an toàn, và trẻ em ngày nay hầu như không còn ý niệm gì về pháo Tết. Ảnh tư liệu. Chụp ảnh Tết. Tết xưa là dịp để cả gia đình sum họp và chụp ảnh lưu niệm. Mỗi tấm ảnh khi đó mang giá trị tinh thần rất lớn, được nâng niu, trận trọng như kỷ vật. Ngày nay chụp ảnh là việc vô cùng đơn giản với smartphone, và truyền thống chụp ảnh gia đình dịp Tết cũng dần mai một Luộc bánh chưng. Quây quần bên nồi luộc bánh chưng là kỷ niệm khó quên của nhiều trẻ em thế hệ 8X. Ngày nay thì ít gia đình nào còn tự luộc bánh chưng, vì có thể dễ dàng mua bánh chưng ở các cửa hàng, siêu thị. Ảnh: Lamsao. Diện quần áo mới. Trước những năm 1990, rất nhiều trẻ em Việt Nam chỉ được sắm quần áo mới vào dịp Tết. Trẻ em ngày nay thì có thể được bố mẹ mua quần áo mới quanh năm. Ảnh: Magnum Photos. Trò chơi đường phố. Tết xưa là dịp để trẻ em tụ họp để chơi đủ trò trên đường phố. Trẻ em ngày nay ít ra đường hơn vì đã có qúa nhiều tiện ích giải trí ở nhà. Ảnh: Magnum Photos. Sum họp gia đình. Tết xưa mặc nhiên là dịp để cả đại gia đình họp mặt. Ngày nay, đi du lịch vào dịp Tết là một xu hướng ngày càng thịnh hành của các gia đình ở Việt Nam. Ảnh: Zing. Đi chợ Tết. Chợ Tết với đủ mọi âm thanh, sắc màu là trải nghiệm khó quên về ngày Tết của trẻ em xưa. Ngày nay việc mua sắm Tết có thể thực hiện dễ dàng ở các cửa hàng tiện lợi, siệu thị, thậm chí là đặt hàng trực tuyến qua mạng
Đồ ăn truyền thống. Đồ ăn ngày Tết của các gia đình Việt trước thập niên 1990 khá giống nhau với các món truyền thống như bánh chưng, giò, canh măng, dưa hành, giò chả... và các loại mứt tết thủ công. Thực đơn ngày Tết ngày nay rất phong phú với nhiều loại đồ ăn nhập ngoại. Ảnh: Bizweb. Viết bưu thiếp. Viết thiệp tặng nhau vào dịp Tết là một nét đẹp văn hóa thời công nghệ số chưa phổ cập. Với nhiều người ngày nay thì chỉ cần nhắn tin cho nhau qua điện thoại là đủ. Ảnh: Kyna.Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
Nghịch pháo. Tết của trẻ em 8X gắn liền với tiếng nổ và sắc màu rực rỡ của các loại pháo Tết. Từ năm 1995, việc đốt pháo vào dịp Tết đã bị cấm ở Việt Nam vì lý do an toàn, và trẻ em ngày nay hầu như không còn ý niệm gì về pháo Tết. Ảnh tư liệu.
Chụp ảnh Tết. Tết xưa là dịp để cả gia đình sum họp và chụp ảnh lưu niệm. Mỗi tấm ảnh khi đó mang giá trị tinh thần rất lớn, được nâng niu, trận trọng như kỷ vật. Ngày nay chụp ảnh là việc vô cùng đơn giản với smartphone, và truyền thống chụp ảnh gia đình dịp Tết cũng dần mai một
Luộc bánh chưng. Quây quần bên nồi luộc bánh chưng là kỷ niệm khó quên của nhiều trẻ em thế hệ 8X. Ngày nay thì ít gia đình nào còn tự luộc bánh chưng, vì có thể dễ dàng mua bánh chưng ở các cửa hàng, siêu thị. Ảnh: Lamsao.
Diện quần áo mới. Trước những năm 1990, rất nhiều trẻ em Việt Nam chỉ được sắm quần áo mới vào dịp Tết. Trẻ em ngày nay thì có thể được bố mẹ mua quần áo mới quanh năm. Ảnh: Magnum Photos.
Trò chơi đường phố. Tết xưa là dịp để trẻ em tụ họp để chơi đủ trò trên đường phố. Trẻ em ngày nay ít ra đường hơn vì đã có qúa nhiều tiện ích giải trí ở nhà. Ảnh: Magnum Photos.
Sum họp gia đình. Tết xưa mặc nhiên là dịp để cả đại gia đình họp mặt. Ngày nay, đi du lịch vào dịp Tết là một xu hướng ngày càng thịnh hành của các gia đình ở Việt Nam. Ảnh: Zing.
Đi chợ Tết. Chợ Tết với đủ mọi âm thanh, sắc màu là trải nghiệm khó quên về ngày Tết của trẻ em xưa. Ngày nay việc mua sắm Tết có thể thực hiện dễ dàng ở các cửa hàng tiện lợi, siệu thị, thậm chí là đặt hàng trực tuyến qua mạng
Đồ ăn truyền thống. Đồ ăn ngày Tết của các gia đình Việt trước thập niên 1990 khá giống nhau với các món truyền thống như bánh chưng, giò, canh măng, dưa hành, giò chả... và các loại mứt tết thủ công. Thực đơn ngày Tết ngày nay rất phong phú với nhiều loại đồ ăn nhập ngoại. Ảnh: Bizweb.
Viết bưu thiếp. Viết thiệp tặng nhau vào dịp Tết là một nét đẹp văn hóa thời công nghệ số chưa phổ cập. Với nhiều người ngày nay thì chỉ cần nhắn tin cho nhau qua điện thoại là đủ. Ảnh: Kyna.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.