Nằm ở số 1 phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.Hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, đồng chí Đỗ Mười bị thực dân Pháp bắt giam tại trại giam Hà Đông vào tháng 10/1942, khi mới 25 tuổi. Đầu năm 1943, thực dân Pháp chuyển đồng chí về giam tại nhà tù Hỏa Lò.Mặc dù bị giam cầm trong bốn bức tường của địa ngục Hoả Lò với điều kiện sống rất khắc nghiệt, đồng chí Đỗ Mười cùng anh em vẫn tổ chức cuộc sống, tìm mọi cách để nắm bắt và theo dõi tình hình bên ngoài và nghiên cứu phương án vượt ngục.Khi Thế chiến thứ II đến hồi kết, phong trào cách mạng quốc tế và trong nước phát triển mạnh thì vấn đề vượt ngục của các chiến sĩ ở nhà tù Hỏa Lò lại càng trở nên cấp bách. Đồng chí Đỗ Mười và anh em tù chính trị ngày đêm chuẩn bị để khi có thời cơ là nhanh chóng trở về với nhân dân.Mong muốn của đồng chí Đỗ Mười và anh em tù chính trị đã trở thành hiện thực. Tối ngày 9/3/1945 là thởi điểm Nhật đảo chính Pháp, súng nổ vang trời, đèn điện thành phố vụt tắt, ngoài sân nhà tù tiếng chân người chạy huỳnh huỵch.Anh em tù nhân đập vào tường gọi nhau: "Nhật, Pháp bắn nhau rồi! Nhật, Pháp bắn nhau rồi!". Ở các buồng giam đã diễn ra những cuộc trao đổi ý kiến giữa các đảng viên cộng sản với anh em kiên trung để nhận định tình hình.Tất cả anh em tù chính trị đều thống nhất: Triệt để tranh thủ tình hình còn rối ren, Nhật chưa đứng vững chân, mọi tổ chức của chúng còn rời rạc, lỏng lẻo phải khẩn trương tạo cơ hội để vượt ngục.Ngày 10/3/1945, khi quân Nhật vào mở cửa trại giam, đồng chí Trần Đăng Ninh cùng 8 đồng chí khác nhanh chóng ra phòng thuốc, giả vờ ốm, nằm đắp chăn và lợi dụng quân Nhật sơ hở các đồng chí sang được trại giam thường phạm.Đêm hôm đó, cuộc vượt ngục bằng cách trèo tường được thực hiện nhưng không thành công, đồng chí Trần Đăng Ninh và một số đồng chí thoát được, số còn lại bị quân Nhật phát hiện, bắt lại. Không hề nhụt chí, đồng chí Đỗ Mười và anh em trong tù vẫn nung nấu kế hoạch đào thoát.Trưa ngày 11/3/1945, lợi dụng tình hình nhà tù đang nhốn nháo, đồng chí Đỗ Mười và một số đồng chí khác đã kịp thời trà trộn vào nhóm tù thường, tìm quần áo của tù nhân gửi trong kho mặc vào, lấy vải che đầu nhanh chóng di chuyển sang trại J (trại giam trẻ em) và vô tình phát hiện ra một nắp cống.Các đồng chí hội ý nhanh và cử hai đồng chí chui xuống lòng cống thăm dò. Độ 30 phút sau hai đồng chí lên cho biết là ở dưới ấy tối lắm nhưng cũng tìm thấy được lối ra. Kế hoạch vượt ngục được sắp xếp, bàn bạc kỹ lưỡng.Đúng 19h30 ngày 12/3/1945, cuộc vượt ngục tập thể của tù chính trị nhà tù Hoả Lò bắt đầu. Nhóm đi đầu tiên gồm 4 đồng chí Trần Tử Bình, Trần Quang Hoà, Nguyễn Tuân, Phan Lang. Đồng chí Đỗ Mười được phân công đi nhóm thứ hai cùng với đồng chí Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm.Việc di chuyển trong lòng cống vô cùng khó khăn và vất vả. Khi lên khỏi cống, các chiến sĩ vượt ngục đi thẳng về nhà đồng chí Đỗ Mười ở Đông Mỹ, Thanh Trì để chuẩn bị và phân công nhau liên lạc với Đảng, kịp thởi đảm nhận các trọng trách cách mạng giao phó. .Kết quả của cuộc vượt ngục có tác dụng to lớn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ lãnh đạo của Đảng trong Khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.Theo lời kể của người thư ký từng phục vụ đồng chí Đỗ Mười, cái tên Đỗ Mười cũng xuất phát từ câu chuyện vượt ngục: “Bác vượt ngục đúng ngày 30. Ba mươi có chữ mươi tức là Mười. Bác thêm từ Đỗ thành Đỗ Mười để làm bí danh hoạt động".Ngày nay, phần cửa cống mà đồng chí Đỗ Mười cùng các anh em cách mạng đã dùng để vượt ngục vẫn được lưu giữ tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò như chứng tích về một thời kỳ gian khổ và hào hùng cùa cách mạng Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò).
Nằm ở số 1 phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.
Hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, đồng chí Đỗ Mười bị thực dân Pháp bắt giam tại trại giam Hà Đông vào tháng 10/1942, khi mới 25 tuổi. Đầu năm 1943, thực dân Pháp chuyển đồng chí về giam tại nhà tù Hỏa Lò.
Mặc dù bị giam cầm trong bốn bức tường của địa ngục Hoả Lò với điều kiện sống rất khắc nghiệt, đồng chí Đỗ Mười cùng anh em vẫn tổ chức cuộc sống, tìm mọi cách để nắm bắt và theo dõi tình hình bên ngoài và nghiên cứu phương án vượt ngục.
Khi Thế chiến thứ II đến hồi kết, phong trào cách mạng quốc tế và trong nước phát triển mạnh thì vấn đề vượt ngục của các chiến sĩ ở nhà tù Hỏa Lò lại càng trở nên cấp bách. Đồng chí Đỗ Mười và anh em tù chính trị ngày đêm chuẩn bị để khi có thời cơ là nhanh chóng trở về với nhân dân.
Mong muốn của đồng chí Đỗ Mười và anh em tù chính trị đã trở thành hiện thực. Tối ngày 9/3/1945 là thởi điểm Nhật đảo chính Pháp, súng nổ vang trời, đèn điện thành phố vụt tắt, ngoài sân nhà tù tiếng chân người chạy huỳnh huỵch.
Anh em tù nhân đập vào tường gọi nhau: "Nhật, Pháp bắn nhau rồi! Nhật, Pháp bắn nhau rồi!". Ở các buồng giam đã diễn ra những cuộc trao đổi ý kiến giữa các đảng viên cộng sản với anh em kiên trung để nhận định tình hình.
Tất cả anh em tù chính trị đều thống nhất: Triệt để tranh thủ tình hình còn rối ren, Nhật chưa đứng vững chân, mọi tổ chức của chúng còn rời rạc, lỏng lẻo phải khẩn trương tạo cơ hội để vượt ngục.
Ngày 10/3/1945, khi quân Nhật vào mở cửa trại giam, đồng chí Trần Đăng Ninh cùng 8 đồng chí khác nhanh chóng ra phòng thuốc, giả vờ ốm, nằm đắp chăn và lợi dụng quân Nhật sơ hở các đồng chí sang được trại giam thường phạm.
Đêm hôm đó, cuộc vượt ngục bằng cách trèo tường được thực hiện nhưng không thành công, đồng chí Trần Đăng Ninh và một số đồng chí thoát được, số còn lại bị quân Nhật phát hiện, bắt lại. Không hề nhụt chí, đồng chí Đỗ Mười và anh em trong tù vẫn nung nấu kế hoạch đào thoát.
Trưa ngày 11/3/1945, lợi dụng tình hình nhà tù đang nhốn nháo, đồng chí Đỗ Mười và một số đồng chí khác đã kịp thời trà trộn vào nhóm tù thường, tìm quần áo của tù nhân gửi trong kho mặc vào, lấy vải che đầu nhanh chóng di chuyển sang trại J (trại giam trẻ em) và vô tình phát hiện ra một nắp cống.
Các đồng chí hội ý nhanh và cử hai đồng chí chui xuống lòng cống thăm dò. Độ 30 phút sau hai đồng chí lên cho biết là ở dưới ấy tối lắm nhưng cũng tìm thấy được lối ra. Kế hoạch vượt ngục được sắp xếp, bàn bạc kỹ lưỡng.
Đúng 19h30 ngày 12/3/1945, cuộc vượt ngục tập thể của tù chính trị nhà tù Hoả Lò bắt đầu. Nhóm đi đầu tiên gồm 4 đồng chí Trần Tử Bình, Trần Quang Hoà, Nguyễn Tuân, Phan Lang. Đồng chí Đỗ Mười được phân công đi nhóm thứ hai cùng với đồng chí Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm.
Việc di chuyển trong lòng cống vô cùng khó khăn và vất vả. Khi lên khỏi cống, các chiến sĩ vượt ngục đi thẳng về nhà đồng chí Đỗ Mười ở Đông Mỹ, Thanh Trì để chuẩn bị và phân công nhau liên lạc với Đảng, kịp thởi đảm nhận các trọng trách cách mạng giao phó. .
Kết quả của cuộc vượt ngục có tác dụng to lớn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ lãnh đạo của Đảng trong Khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 và 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
Theo lời kể của người thư ký từng phục vụ đồng chí Đỗ Mười, cái tên Đỗ Mười cũng xuất phát từ câu chuyện vượt ngục: “Bác vượt ngục đúng ngày 30. Ba mươi có chữ mươi tức là Mười. Bác thêm từ Đỗ thành Đỗ Mười để làm bí danh hoạt động".
Ngày nay, phần cửa cống mà đồng chí Đỗ Mười cùng các anh em cách mạng đã dùng để vượt ngục vẫn được lưu giữ tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò như chứng tích về một thời kỳ gian khổ và hào hùng cùa cách mạng Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò).