Vào đầu năm 2022, các nhà khảo cổ khai quật được 2 cỗ quan tài chì bên dưới nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp. Chì, kim loại có thể chống ẩm và ngăn thi hài phân hủy, từ lâu đã trở thành vật liệu làm quan tài cho giới thượng lưu.Sau khi phát hiện 2 cỗ quan tài chì, các chuyên gia cố gắng xác định danh tính của họ. Giới nghiên cứu nhận định 2 cá nhân được chôn cất ở nhà thờ Đức Bà Paris nhiều khả năng là thành viên địa vị cao trong xã hội Pháp. Thông qua nghiên cứu chữ khắc trên một cỗ quan tài chì, giới nghiên cứu xác định thi hài bên trong là Antoine de la Porte - linh mục cấp cao qua đời vào năm 1710, hưởng thọ 83 tuổi.Trong khi đó, danh tính chủ nhân cỗ quan tài chì thứ hai khó xác định hơn. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, họ chỉ biết đó là người đàn ông qua đời khi ngoài 30 tuổi và có biệt danh "kỵ sĩ" dựa theo tình trạng hài cốt biến dạng. Các chuyên gia suy đoán nhiều khả năng người dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này.Sau gần 2 năm nghiên cứu, các chuyên gia thông báo đã tìm ra danh tính của người được chôn trong cỗ quan tài chì thứ hai là Joachim du Bellay - nhà thơ người Pháp sống vào thời Phục Hưng. Ông qua đời năm 1560.Một số bằng chứng thuyết phục khiến các nhà nghiên cứu liên hệ "kỵ sĩ" với nhà thơ Joachim. Eric Crubézy, nhà nhân chủng học sinh học ở Đại học Toulouse III của Pháp, cho hay khả năng cưỡi ngựa của nhà thơ Joachim được ghi chép nhiều trong lịch sử. Ông Joachim từng cưỡi ngựa từ Paris tới Rome - thành tích đáng nể khi ông mắc bệnh lao.Nhà thơ Joachim có sức khỏe không tốt trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu hài cốt của "kỵ sĩ" có dấu hiệu viêm màng não kinh niên gây ra do bệnh lao xương. Đây là hai căn bệnh hiếm thời đó."Nhà thơ Joachim đáp ứng mọi tiêu chí. Ông là một kỵ sĩ đạt được nhiều thành tựu, mắc cả 2 căn bệnh từng được nhắc đến trong một số bài thơ của ông", chuyên gia Eric lý giải. Thêm nữa, gia đình của nhà thơ nổi tiếng này có dòng dõi hoàng tộc và thân cận với Giáo hoàng.Những ghi chép chính thức cho thấy nhà thơ Joachim, họ hàng của một hồng y giáo chủ người Pháp tên Jean du Bellay, được mai táng ở nhà nguyện Saint-Crépin thuộc nhà thờ Đức Bà Paris sau khi ông qua đời năm 37 tuổi. Thế nhưng, cuộc khai quật tiến hành năm 1758 không tìm thấy hài cốt của nhà thơ.Theo thông báo của Viện nghiên cứu khảo cổ học quốc gia Pháp (INRAP), các học giả nghi ngờ hài cốt của nhà thơ Joachim được chuyển tới gian ngang ở nhà thờ Đức Bà Paris sau này, có thể là năm 1569, sau khi những tác phẩm của ông được xuất bản hoàn chỉnh, hoặc di chuyển tạm thời. Vị trí nơi quan tài được tìm thấy trước đó đặt một cỗ quan tài khác ở khu vực thường dành cho người có chức sắc cấp cao.Christophe Besnier, nhà khảo cổ học ở INRAP kiêm trưởng nhóm khai quật, cho hay kết quả phân tích đồng vị răng của "kỵ sĩ" cho thấy người đàn ông này lớn lên ở Paris hoặc vùng Lyon. Theo sử sách, nhà thơ Joachim sinh ở Anjou. Ông được nuôi nấng bởi Jean du Bellay, người từng là giám mục Paris. Theo đó, ông Joachim dành nhiều thời gian ở Paris.Mời độc giả xem video: Khám phá Paris, Thủ đô của nước Pháp. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Vào đầu năm 2022, các nhà khảo cổ khai quật được 2 cỗ quan tài chì bên dưới nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp. Chì, kim loại có thể chống ẩm và ngăn thi hài phân hủy, từ lâu đã trở thành vật liệu làm quan tài cho giới thượng lưu.
Sau khi phát hiện 2 cỗ quan tài chì, các chuyên gia cố gắng xác định danh tính của họ. Giới nghiên cứu nhận định 2 cá nhân được chôn cất ở nhà thờ Đức Bà Paris nhiều khả năng là thành viên địa vị cao trong xã hội Pháp. Thông qua nghiên cứu chữ khắc trên một cỗ quan tài chì, giới nghiên cứu xác định thi hài bên trong là Antoine de la Porte - linh mục cấp cao qua đời vào năm 1710, hưởng thọ 83 tuổi.
Trong khi đó, danh tính chủ nhân cỗ quan tài chì thứ hai khó xác định hơn. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, họ chỉ biết đó là người đàn ông qua đời khi ngoài 30 tuổi và có biệt danh "kỵ sĩ" dựa theo tình trạng hài cốt biến dạng. Các chuyên gia suy đoán nhiều khả năng người dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này.
Sau gần 2 năm nghiên cứu, các chuyên gia thông báo đã tìm ra danh tính của người được chôn trong cỗ quan tài chì thứ hai là Joachim du Bellay - nhà thơ người Pháp sống vào thời Phục Hưng. Ông qua đời năm 1560.
Một số bằng chứng thuyết phục khiến các nhà nghiên cứu liên hệ "kỵ sĩ" với nhà thơ Joachim. Eric Crubézy, nhà nhân chủng học sinh học ở Đại học Toulouse III của Pháp, cho hay khả năng cưỡi ngựa của nhà thơ Joachim được ghi chép nhiều trong lịch sử. Ông Joachim từng cưỡi ngựa từ Paris tới Rome - thành tích đáng nể khi ông mắc bệnh lao.
Nhà thơ Joachim có sức khỏe không tốt trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu hài cốt của "kỵ sĩ" có dấu hiệu viêm màng não kinh niên gây ra do bệnh lao xương. Đây là hai căn bệnh hiếm thời đó.
"Nhà thơ Joachim đáp ứng mọi tiêu chí. Ông là một kỵ sĩ đạt được nhiều thành tựu, mắc cả 2 căn bệnh từng được nhắc đến trong một số bài thơ của ông", chuyên gia Eric lý giải. Thêm nữa, gia đình của nhà thơ nổi tiếng này có dòng dõi hoàng tộc và thân cận với Giáo hoàng.
Những ghi chép chính thức cho thấy nhà thơ Joachim, họ hàng của một hồng y giáo chủ người Pháp tên Jean du Bellay, được mai táng ở nhà nguyện Saint-Crépin thuộc nhà thờ Đức Bà Paris sau khi ông qua đời năm 37 tuổi. Thế nhưng, cuộc khai quật tiến hành năm 1758 không tìm thấy hài cốt của nhà thơ.
Theo thông báo của Viện nghiên cứu khảo cổ học quốc gia Pháp (INRAP), các học giả nghi ngờ hài cốt của nhà thơ Joachim được chuyển tới gian ngang ở nhà thờ Đức Bà Paris sau này, có thể là năm 1569, sau khi những tác phẩm của ông được xuất bản hoàn chỉnh, hoặc di chuyển tạm thời. Vị trí nơi quan tài được tìm thấy trước đó đặt một cỗ quan tài khác ở khu vực thường dành cho người có chức sắc cấp cao.
Christophe Besnier, nhà khảo cổ học ở INRAP kiêm trưởng nhóm khai quật, cho hay kết quả phân tích đồng vị răng của "kỵ sĩ" cho thấy người đàn ông này lớn lên ở Paris hoặc vùng Lyon. Theo sử sách, nhà thơ Joachim sinh ở Anjou. Ông được nuôi nấng bởi Jean du Bellay, người từng là giám mục Paris. Theo đó, ông Joachim dành nhiều thời gian ở Paris.
Mời độc giả xem video: Khám phá Paris, Thủ đô của nước Pháp. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.