Cùng với cung nữ, thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến làm nhiều công việc nặng nhọc trong cung để chăm lo sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung.Trước khi vào cung làm việc, hoạn quan phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn và nguy hiểm. Theo đó, họ sẽ trở thành "bán nam bán nữ", không còn ham muốn sắc dục và mất khả năng có con, duy trì hương hỏa.Theo đó, hoạn quan sẽ tập trung vào công việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung, giúp chủ nhân có cuộc sống thoải mái nhất. Đồng thời, thái giám phải chú ý từng hành động, lời nói nhằm tránh chủ nhân "nổi trận lôi đình" khiến bản thân bị trách tội, nặng thì có thể mất mạng.Dù không còn là một nam giới đích thực nhưng nhiều thái giám vẫn muốn lấy vợ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạn quan muốn có vợ dù không thể tận hưởng "niềm vui" như nam giới bình thường là vì một số lý do.Đầu tiên đó là một phần thưởng mà hoàng đế ban cho hoạn quan. Một số thái giám thông minh, nhanh nhẹn, giỏi đoán ý người khác thường thăng tiến nhanh. Do làm được việc nên những hoạn quan này được hoàng đế tin tưởng, trọng dụng.Vậy nên, hoàng đế có thể ban thưởng hậu hĩnh cho thái giám tâm phúc bằng vàng bạc, châu báu... Đặc biệt, một số trường hợp được nhà vua ban thưởng cho cung nữ.Việc được hoàng đế ban thưởng cung nữ làm vợ, thái giám sẽ coi đó là một niềm vinh dự to lớn. Họ coi đó như một cách nhà vua thể hiện cho mọi người thấy bản thân là người có địa vị và quyền lực cao trong cung.Lý do thứ hai là vì thái giám lấy vợ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý. Dù không còn là đàn ông đích thực nhưng họ vẫn muốn có người phụ nữ ở bên chăm sóc, yêu thương. Điều này sẽ giúp họ được an ủi phần nào nỗi đau thể xác và tinh thần sau khi tịnh thân.Cuối cùng, thái giám lấy vợ để có một người bạn tâm giao, nương tựa vào nhau khi về già. Dù không có cuộc sống vợ chồng như những người khác nhưng cung nữ và thái giám đều sống cả đời trong cung nên không có con cái chăm sóc lúc lớn tuổi.Khi chung sống với nhau, cung nữ và thái giám sẽ có người trò chuyện, bầu bạn, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn và vơi bớt sự cô đơn.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Cùng với cung nữ, thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến làm nhiều công việc nặng nhọc trong cung để chăm lo sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung.
Trước khi vào cung làm việc, hoạn quan phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn và nguy hiểm. Theo đó, họ sẽ trở thành "bán nam bán nữ", không còn ham muốn sắc dục và mất khả năng có con, duy trì hương hỏa.
Theo đó, hoạn quan sẽ tập trung vào công việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung, giúp chủ nhân có cuộc sống thoải mái nhất. Đồng thời, thái giám phải chú ý từng hành động, lời nói nhằm tránh chủ nhân "nổi trận lôi đình" khiến bản thân bị trách tội, nặng thì có thể mất mạng.
Dù không còn là một nam giới đích thực nhưng nhiều thái giám vẫn muốn lấy vợ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạn quan muốn có vợ dù không thể tận hưởng "niềm vui" như nam giới bình thường là vì một số lý do.
Đầu tiên đó là một phần thưởng mà hoàng đế ban cho hoạn quan. Một số thái giám thông minh, nhanh nhẹn, giỏi đoán ý người khác thường thăng tiến nhanh. Do làm được việc nên những hoạn quan này được hoàng đế tin tưởng, trọng dụng.
Vậy nên, hoàng đế có thể ban thưởng hậu hĩnh cho thái giám tâm phúc bằng vàng bạc, châu báu... Đặc biệt, một số trường hợp được nhà vua ban thưởng cho cung nữ.
Việc được hoàng đế ban thưởng cung nữ làm vợ, thái giám sẽ coi đó là một niềm vinh dự to lớn. Họ coi đó như một cách nhà vua thể hiện cho mọi người thấy bản thân là người có địa vị và quyền lực cao trong cung.
Lý do thứ hai là vì thái giám lấy vợ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý. Dù không còn là đàn ông đích thực nhưng họ vẫn muốn có người phụ nữ ở bên chăm sóc, yêu thương. Điều này sẽ giúp họ được an ủi phần nào nỗi đau thể xác và tinh thần sau khi tịnh thân.
Cuối cùng, thái giám lấy vợ để có một người bạn tâm giao, nương tựa vào nhau khi về già. Dù không có cuộc sống vợ chồng như những người khác nhưng cung nữ và thái giám đều sống cả đời trong cung nên không có con cái chăm sóc lúc lớn tuổi.
Khi chung sống với nhau, cung nữ và thái giám sẽ có người trò chuyện, bầu bạn, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn và vơi bớt sự cô đơn.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.