Tạp chí Nature mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý của các chuyên gia. Họ đã tìm được bằng chứng chứng minh người Viking đặt chân lên châu Mỹ vào năm 1021, tức sớm hơn nhà thám hiểm Christopher Columbus gần 500 năm.Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra, phân tích tỉ mỉ tàn tích của những ngôi nhà khung gỗ còn sót lại ở L'Anse aux Meadows, mũi phía Bắc của đảo Newfoundland, Canada.Tám cấu trúc khung gỗ từ những gì còn sót lại giống với cấu trúc trong những ngôi nhà của người Viking ở Greenland trong khoảng thời gian từ thế kỷ 8 - 11.Mặc dù chưa xác định được thời điểm chính xác người Viking xây dựng khu dân cư có tên là L’Anse aux Meadows nhưng cho tới nay, các nhà khoa học tin rằng đây là địa điểm duy nhất được xác định khi tộc người này di cư từ Greenland tới châu Mỹ.Nhà khoa học địa chất Michael Dee tại Đại học Groningen, Hà Lan là một trong số những người tham gia nghiên cứu cho hay ông cùng các đồng nghiệp đã sử dụng kỹ thuật đặc biệt phân tích dấu hiệu để lại của một cơn bão Mặt Trời xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 992 - 993.Tiếp đến, nhóm chuyên gia nghiên cứu, kiểm tra phóng xạ carbon từ 3 mảnh gỗ tìm thấy ở L’Anse aux Meadows vào những năm 1960.Nhờ vậy, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm những người Bắc Âu đến Newfoundland là vào năm 1021, tức sau khi xảy ra cơn bão Mặt trời.Với kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia có thể khẳng định người Viking đặt chân đến châu Mỹ sớm hơn nhà thám hiểm Christopher Columbus 471 năm.Việc đặt chân tới châu Mỹ từ rất sớm của người Viking được các chuyên gia đánh giá là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử loài người."Bằng chứng chứng minh lần đầu tiên người Viking vượt qua Đại Tây Dương đến châu Mỹ trước cả Christopher Columbus có ý nghĩa vô cùng đặc biệt cho thấy sự mạo hiểm của loài người trong việc đi tìm kiếm những nguyên liệu thô mới", nhà khoa học địa chất Michael nhận định. Mời độc giả xem video: Các quốc gia châu Mỹ tập trận hải quân chung. Nguồn: THDT.
Tạp chí Nature mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý của các chuyên gia. Họ đã tìm được bằng chứng chứng minh người Viking đặt chân lên châu Mỹ vào năm 1021, tức sớm hơn nhà thám hiểm Christopher Columbus gần 500 năm.
Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra, phân tích tỉ mỉ tàn tích của những ngôi nhà khung gỗ còn sót lại ở L'Anse aux Meadows, mũi phía Bắc của đảo Newfoundland, Canada.
Tám cấu trúc khung gỗ từ những gì còn sót lại giống với cấu trúc trong những ngôi nhà của người Viking ở Greenland trong khoảng thời gian từ thế kỷ 8 - 11.
Mặc dù chưa xác định được thời điểm chính xác người Viking xây dựng khu dân cư có tên là L’Anse aux Meadows nhưng cho tới nay, các nhà khoa học tin rằng đây là địa điểm duy nhất được xác định khi tộc người này di cư từ Greenland tới châu Mỹ.
Nhà khoa học địa chất Michael Dee tại Đại học Groningen, Hà Lan là một trong số những người tham gia nghiên cứu cho hay ông cùng các đồng nghiệp đã sử dụng kỹ thuật đặc biệt phân tích dấu hiệu để lại của một cơn bão Mặt Trời xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 992 - 993.
Tiếp đến, nhóm chuyên gia nghiên cứu, kiểm tra phóng xạ carbon từ 3 mảnh gỗ tìm thấy ở L’Anse aux Meadows vào những năm 1960.
Nhờ vậy, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm những người Bắc Âu đến Newfoundland là vào năm 1021, tức sau khi xảy ra cơn bão Mặt trời.
Với kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia có thể khẳng định người Viking đặt chân đến châu Mỹ sớm hơn nhà thám hiểm Christopher Columbus 471 năm.
Việc đặt chân tới châu Mỹ từ rất sớm của người Viking được các chuyên gia đánh giá là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử loài người.
"Bằng chứng chứng minh lần đầu tiên người Viking vượt qua Đại Tây Dương đến châu Mỹ trước cả Christopher Columbus có ý nghĩa vô cùng đặc biệt cho thấy sự mạo hiểm của loài người trong việc đi tìm kiếm những nguyên liệu thô mới", nhà khoa học địa chất Michael nhận định.
Mời độc giả xem video: Các quốc gia châu Mỹ tập trận hải quân chung. Nguồn: THDT.