Trong lịch sử nhân loại, hoàng đế Napoleon lừng lẫy nước Pháp là một nhà quân sự tài ba. Dù vậy, sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815, ông hoàng nước Pháp đánh mất vương quyền, buộc phải thoái vị và sống lưu đày trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương.Sau 6 năm sống trên đảo, nhà cầm quân nổi tiếng nước Pháp Napoleon qua đời ở tuổi 52. Kết quả khám nghiệm tử khi cho thấy nguyên nhân tử vong của ông là ung thư dạ dày.Dù vậy, trong nhiều năm qua, cái chết của Napoleon trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia. Nguyên do là bởi một số giả thuyết cho rằng ông có thể bị đầu độc dẫn đến tử vong.Do đó, trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm tìm kiếm các bằng chứng giúp làm sáng tỏ cái chết của Napoleon.Nhà khoa học y sinh Parvez Haris công tác Đại học De Montfort ở Leicester (Anh) là một trong những chuyên gia dành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề này.Theo ông Haris, Napoleon có thể bị đầu độc bởi những loại nước hoa mà ông yêu thích. Khi còn sống, ông hoàng nước Pháp rất thích cơ thể có mùi hương thơm phức.Vì vậy, trong nhiều năm, Napoleon sức rất nhiều nước hoa lên cơ thể. Thậm chí, ông từng sử dụng hết một chai nước hoa chỉ trong vài ngày.Theo kết quả nhiều nghiên cứu khoa học, việc sử dụng quá nhiều nước hoa có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Napoleon như gây rối loạn hormone trong cơ thể và hình thành các khối u.Từ đây, ông Haris suy đoán việc sử dụng lâu dài nước hoa với số lượng lớn khiến Napoleon mắc nhiều bệnh tật những năm cuối đời. Căn bệnh ung thư dạ dày có thể vì lý do này mà ngày càng chuyển biến xấu hơn và trở thành nguyên nhân chính đoạt mạng Napoleon.Để xác thực điều này, ông Haris cần tìm thêm những bằng chứng chắc chắn hơn. Do vậy, công chúng hy vọng ông và những chuyên gia hàng đầu thế giới sẽ sớm tìm được lời giải chính xác cho cái chết của Napoleon. Mời độc giả xem video: Đà Lạt - Tiểu Paris Phương Đông | VTV Travel - Du Lịch Cùng VTV.
Trong lịch sử nhân loại, hoàng đế Napoleon lừng lẫy nước Pháp là một nhà quân sự tài ba. Dù vậy, sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815, ông hoàng nước Pháp đánh mất vương quyền, buộc phải thoái vị và sống lưu đày trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương.
Sau 6 năm sống trên đảo, nhà cầm quân nổi tiếng nước Pháp Napoleon qua đời ở tuổi 52. Kết quả khám nghiệm tử khi cho thấy nguyên nhân tử vong của ông là ung thư dạ dày.
Dù vậy, trong nhiều năm qua, cái chết của Napoleon trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia. Nguyên do là bởi một số giả thuyết cho rằng ông có thể bị đầu độc dẫn đến tử vong.
Do đó, trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm tìm kiếm các bằng chứng giúp làm sáng tỏ cái chết của Napoleon.
Nhà khoa học y sinh Parvez Haris công tác Đại học De Montfort ở Leicester (Anh) là một trong những chuyên gia dành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề này.
Theo ông Haris, Napoleon có thể bị đầu độc bởi những loại nước hoa mà ông yêu thích. Khi còn sống, ông hoàng nước Pháp rất thích cơ thể có mùi hương thơm phức.
Vì vậy, trong nhiều năm, Napoleon sức rất nhiều nước hoa lên cơ thể. Thậm chí, ông từng sử dụng hết một chai nước hoa chỉ trong vài ngày.
Theo kết quả nhiều nghiên cứu khoa học, việc sử dụng quá nhiều nước hoa có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Napoleon như gây rối loạn hormone trong cơ thể và hình thành các khối u.
Từ đây, ông Haris suy đoán việc sử dụng lâu dài nước hoa với số lượng lớn khiến Napoleon mắc nhiều bệnh tật những năm cuối đời. Căn bệnh ung thư dạ dày có thể vì lý do này mà ngày càng chuyển biến xấu hơn và trở thành nguyên nhân chính đoạt mạng Napoleon.
Để xác thực điều này, ông Haris cần tìm thêm những bằng chứng chắc chắn hơn. Do vậy, công chúng hy vọng ông và những chuyên gia hàng đầu thế giới sẽ sớm tìm được lời giải chính xác cho cái chết của Napoleon.
Mời độc giả xem video: Đà Lạt - Tiểu Paris Phương Đông | VTV Travel - Du Lịch Cùng VTV.