Theo Tiến sĩ Fredrik Hiebert - chuyên gia khảo cổ học thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ, thế kỷ 21 là kỷ nguyên mới của khám phá. Ông đưa ra dự đoán rằng, các chuyên gia sẽ có thể giải mã bí ẩn khó giải về lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong thế kỷ này.Vì vậy, công chúng hy vọng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sẽ sớm được khai quật toàn bộ. Nơi an nghỉ của vua Tần được một nông dân làng Tây Dương, nằm gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây tình cờ phát hiện khi đào giếng vào năm 1974.Sau đó, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã đến và tiến hành cuộc khai quật nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.Trong những cuộc khai quật tiếp theo, đoàn khảo cổ tìm được đội quân đất nung cùng nhiều cổ vật giá trị được tùy táng. Số tượng đất nung lên đến hơn 7.000.Nhiều chuyên gia cho rằng, đây chưa phải là toàn bộ bởi lăng mộ của vua Tần mới khai quật một phần nhỏ. Bởi lẽ, Tần Thủy Hoàng xây dựng lăng mộ trong gần 40 năm nên bên trong có chứa vô số bí mật mà chúng ta chưa biết đến.Điều thú vị là mỗi bức tượng chiến binh đều là duy nhất, không có sự trùng lặp. Các bức tượng có biểu cảm, đường nét gương mặt, vóc dáng khác nhau.Theo Tiến sĩ Fredrik Hiebert, đội quân đất nung cùng nhiều cổ vật bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có niên đại hàng ngàn năm tuổi có thể bị hư hại nếu tiếp xúc với không khí.Vì vậy, Tiến sĩ Fredrik Hiebert nhận định các chuyên gia vô cùng cẩn thận khi tiếp cận từng phần của lăng mộ để tránh làm sụp đổ hoặc gây thiệt hại khó có thể cứu vãn tại nơi yên nghỉ của vua Tần.Để tránh xảy ra tình huống này, Tiến sĩ Fredrik Hiebert cho hay các chuyên gia dự định sử dụng các công cụ viễn thám như GPR và từ kế để có thể nắm bắt một cách chính xác về cấu trúc của lăng mộ.Từ đó, các chuyên gia sẽ có đầy đủ dữ liệu để từ đó lên phương án tiếp cận các phần của lăng mộ. Khi ấy, những bí ẩn về nơi yên nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng sẽ dần được giải mã. Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Theo Tiến sĩ Fredrik Hiebert - chuyên gia khảo cổ học thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ, thế kỷ 21 là kỷ nguyên mới của khám phá. Ông đưa ra dự đoán rằng, các chuyên gia sẽ có thể giải mã bí ẩn khó giải về lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong thế kỷ này.
Vì vậy, công chúng hy vọng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sẽ sớm được khai quật toàn bộ. Nơi an nghỉ của vua Tần được một nông dân làng Tây Dương, nằm gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây tình cờ phát hiện khi đào giếng vào năm 1974.
Sau đó, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã đến và tiến hành cuộc khai quật nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.
Trong những cuộc khai quật tiếp theo, đoàn khảo cổ tìm được đội quân đất nung cùng nhiều cổ vật giá trị được tùy táng. Số tượng đất nung lên đến hơn 7.000.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây chưa phải là toàn bộ bởi lăng mộ của vua Tần mới khai quật một phần nhỏ. Bởi lẽ, Tần Thủy Hoàng xây dựng lăng mộ trong gần 40 năm nên bên trong có chứa vô số bí mật mà chúng ta chưa biết đến.
Điều thú vị là mỗi bức tượng chiến binh đều là duy nhất, không có sự trùng lặp. Các bức tượng có biểu cảm, đường nét gương mặt, vóc dáng khác nhau.
Theo Tiến sĩ Fredrik Hiebert, đội quân đất nung cùng nhiều cổ vật bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có niên đại hàng ngàn năm tuổi có thể bị hư hại nếu tiếp xúc với không khí.
Vì vậy, Tiến sĩ Fredrik Hiebert nhận định các chuyên gia vô cùng cẩn thận khi tiếp cận từng phần của lăng mộ để tránh làm sụp đổ hoặc gây thiệt hại khó có thể cứu vãn tại nơi yên nghỉ của vua Tần.
Để tránh xảy ra tình huống này, Tiến sĩ Fredrik Hiebert cho hay các chuyên gia dự định sử dụng các công cụ viễn thám như GPR và từ kế để có thể nắm bắt một cách chính xác về cấu trúc của lăng mộ.
Từ đó, các chuyên gia sẽ có đầy đủ dữ liệu để từ đó lên phương án tiếp cận các phần của lăng mộ. Khi ấy, những bí ẩn về nơi yên nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng sẽ dần được giải mã.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.