Khi những phi tần chỉ cần đứng lên, hay đi dạo nhẹ nhàng, cũng sẽ có cung nữ chạy tới nâng tay bước đi. Sau khi các phi tần được hoàng thượng sủng hạnh, thân thể cũng không phải vì quá suy yếu về thể chất mà cần các cung nữ giúp đỡ. Phía sau cái đỡ tay đó còn nhiều ẩn ý khác.
Vốn phụ nữ nhà Thanh là dân tộc Mãn, xuất thân là dân du mục, từ nhỏ đã dũng mãnh thiện chiến, ngay cả phụ nữ cũng đã được rèn luyện cưỡi ngựa bắn tên. Đến khi người Mãn lập quốc, phụ nữ Mãn cũng bắt đầu tiếp thu, học tập văn hóa của người Hán.
Trong cung cấm, các cung tần, mỹ nữ phải đi giày cao gót, cao từ 5 đến 15cm. Hơn nữa họ còn phải chải tóc đúng kiểu, rất nặng nề, mệt mỏi, vì vậy, thường hay cảm thấy choáng váng.
Bởi vậy, khi đi bộ, tư thế của các cung tần mỹ nữ trở nên nhẹ nhàng, ưu nhã, thậm chí yếu đuổi, mất thăng bằng... cần được cung nữ nâng đỡ. Cử chỉ này yếu đuối động lòng người, khiến hoàng thượng yêu thích. Dần dần, phong thái nhu nhược thanh nhã này được nhân rộng, bất cứ cung phi nào cũng muốn được nâng niu, được hoàng thượng chú ý.
Mặt khác, cái nâng tay của cung nữ cũng là một công cụ huyền diệu giúp các cung tần, mỹ nữ được hoàng thượng sủng ái thể hiện uy quyền, địa vị. Thông thường, khi một vị phi tần được hoàng thượng sủng ái, yêu thích, vị phi tần đó sẽ được ban thêm nhiều cung nữ, thái giám.
Khi cố ý để cung nữ nâng tay khi bước đi, vị phi tần này muốn thể hiện với những người khác trong hậu cung, công khai nói cho họ biết, mình được hoàng thượng sủng hạnh, địa vị cũng được tăng lên. Đồng thời, đây cũng là một phương thức thị uy, chứng minh cho tất cả mọi người biết quyền lực hiện tại của phi tần được sủng hạnh.