Chính sử rất ít tư liệu ghi chép về công chúa Thiên Thụy. Các thông tin ít ỏi cho thấy bà là con gái vua Trần Thánh Tông, chị gái vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Quỳnh Trân.Công chúa Thiên Thụy có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, lại thông minh xuất chúng, có học thức hơn người. Ở tuổi cập kê, nàng gặp gỡ tướng trẻ là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, tình cảm nhanh chóng nảy nở.Tuy nhiên, Hưng Vũ vương Nghiễn Trần Quốc Nghiễn - con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng say mê công chúa Quỳnh Trân. Nể Hưng Đạo vương, vua Trần Thánh Tông đành phải hứa gả.Sau đó Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy gặp lại nhau, chuyện tình lén lút của hai người bị phát giác. Để dẹp yên chuyện tày đình, vua Nhân Tông lệnh đánh Trần Khánh Dư nhưng ngầm dặn không được đánh chết, sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản của ông.Tướng Trần Khánh Dư lui về Chí Linh ngày ngày đội nón lá mặc áo ngắn đi bán than, còn Thiên Thụy công chúa cũng trở lại cung riêng.Năm 1282, vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc. Tại bến Bình Than, vua Trần gặp Trần Khánh Dư chèo chiếc thuyền lớn chở đầy than củi liền gọi lại và phong ngay làm Phó đô tướng quân, quản lãnh một cánh quân mạnh chuẩn bị chặn giặc.Về lại Thăng Long, Khánh Dư và Thiên Thụy lại có cơ hội gặp nhau. Chính sử chép: “Rút cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ” ý chỉ về mối quan hệ đắm say và sai lầm của hai người.Để giữ thể diện, vua Trần Nhân Tông khuyên chị mình xuất gia. Đầu năm 1284, công chúa Thiên Thụy rũ bỏ lầu son gác tía, đến với mảnh đất ven sông Văn Úc (ven biển Đồ Sơn ngày nay) lập am tu hành.Tại đây, công chúa nhà Trần lập điền trang trồng cấy lương thực, mở chợ cho dân buôn bán, quy tụ dân trong vùng đến làm ăn sinh sống, hình thành nên trang Nghi Dương (nay là xã Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng).Từ am nhỏ, bà dựng thành chùa, đêm ngày chuyên tâm gõ mõ tụng kinh niệm Phật dân quanh vùng quen với tiếng mõ của bà, từ đó gọi ngôi chùa với cái tên mộc mạc là chùa Mõ.Tháng 10/1308, bà ốm nặng, Thượng hoàng Nhân Tông bấy giờ là Trúc Lâm đại sĩ, đang tu trên núi Yên Tử hạ sơn đến thăm chị gái ngậm ngùi thốt lên: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Âm phủ có hỏi thì bảo rằng, xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”.Ngày 3 tháng 11 cùng năm (tức 16 tháng 12 năm 1308), Thiên Thụy công chúa mất, không rõ bao nhiêu tuổi. Cùng ngày hôm đó, Thượng hoàng Nhân Tông cũng băng hà.Khi bà qua đời, người dân quanh vùng lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần. Hiện đền Mõ, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng là nơi thờ Quỳnh Trân công chúa đời nhà Trần.Đền Mõ là một quần thể sinh động có cây gạo đại thụ, nằm trên dải đất Nghi Dương với diện tích 2,5 ha, hoa gạo rực đỏ, cành lá xum xuê, che mát 5 gian tiền đường.Năm 1992, đền Mõ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 1996, sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội truyền thống ngày 12/2 âm lịch đã được tổ chức lại.Các nghi lễ cổ truyền được tái hiện trong lễ hội, đặc biệt là môn vật cầu, một trò chơi mà lúc sinh thời công chúa Quỳnh Trân -Thiên Thụy rất ưa thích.Mời độc giả xem video: Sớm ban hành quy chế quản lý quỹ vắc xin. Nguồn: THDT.
Chính sử rất ít tư liệu ghi chép về công chúa Thiên Thụy. Các thông tin ít ỏi cho thấy bà là con gái vua Trần Thánh Tông, chị gái vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Quỳnh Trân.
Công chúa Thiên Thụy có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, lại thông minh xuất chúng, có học thức hơn người. Ở tuổi cập kê, nàng gặp gỡ tướng trẻ là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, tình cảm nhanh chóng nảy nở.
Tuy nhiên, Hưng Vũ vương Nghiễn Trần Quốc Nghiễn - con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng say mê công chúa Quỳnh Trân. Nể Hưng Đạo vương, vua Trần Thánh Tông đành phải hứa gả.
Sau đó Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy gặp lại nhau, chuyện tình lén lút của hai người bị phát giác. Để dẹp yên chuyện tày đình, vua Nhân Tông lệnh đánh Trần Khánh Dư nhưng ngầm dặn không được đánh chết, sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản của ông.
Tướng Trần Khánh Dư lui về Chí Linh ngày ngày đội nón lá mặc áo ngắn đi bán than, còn Thiên Thụy công chúa cũng trở lại cung riêng.
Năm 1282, vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc. Tại bến Bình Than, vua Trần gặp Trần Khánh Dư chèo chiếc thuyền lớn chở đầy than củi liền gọi lại và phong ngay làm Phó đô tướng quân, quản lãnh một cánh quân mạnh chuẩn bị chặn giặc.
Về lại Thăng Long, Khánh Dư và Thiên Thụy lại có cơ hội gặp nhau. Chính sử chép: “Rút cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ” ý chỉ về mối quan hệ đắm say và sai lầm của hai người.
Để giữ thể diện, vua Trần Nhân Tông khuyên chị mình xuất gia. Đầu năm 1284, công chúa Thiên Thụy rũ bỏ lầu son gác tía, đến với mảnh đất ven sông Văn Úc (ven biển Đồ Sơn ngày nay) lập am tu hành.
Tại đây, công chúa nhà Trần lập điền trang trồng cấy lương thực, mở chợ cho dân buôn bán, quy tụ dân trong vùng đến làm ăn sinh sống, hình thành nên trang Nghi Dương (nay là xã Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng).
Từ am nhỏ, bà dựng thành chùa, đêm ngày chuyên tâm gõ mõ tụng kinh niệm Phật dân quanh vùng quen với tiếng mõ của bà, từ đó gọi ngôi chùa với cái tên mộc mạc là chùa Mõ.
Tháng 10/1308, bà ốm nặng, Thượng hoàng Nhân Tông bấy giờ là Trúc Lâm đại sĩ, đang tu trên núi Yên Tử hạ sơn đến thăm chị gái ngậm ngùi thốt lên: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Âm phủ có hỏi thì bảo rằng, xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”.
Ngày 3 tháng 11 cùng năm (tức 16 tháng 12 năm 1308), Thiên Thụy công chúa mất, không rõ bao nhiêu tuổi. Cùng ngày hôm đó, Thượng hoàng Nhân Tông cũng băng hà.
Khi bà qua đời, người dân quanh vùng lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần. Hiện đền Mõ, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng là nơi thờ Quỳnh Trân công chúa đời nhà Trần.
Đền Mõ là một quần thể sinh động có cây gạo đại thụ, nằm trên dải đất Nghi Dương với diện tích 2,5 ha, hoa gạo rực đỏ, cành lá xum xuê, che mát 5 gian tiền đường.
Năm 1992, đền Mõ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 1996, sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội truyền thống ngày 12/2 âm lịch đã được tổ chức lại.
Các nghi lễ cổ truyền được tái hiện trong lễ hội, đặc biệt là môn vật cầu, một trò chơi mà lúc sinh thời công chúa Quỳnh Trân -Thiên Thụy rất ưa thích.
Mời độc giả xem video: Sớm ban hành quy chế quản lý quỹ vắc xin. Nguồn: THDT.