Giống như Việt Nam và một số nước châu Á, người Trung Quốc đón Tết Âm lịch. Tết Nguyên đán trở thành dịp lễ quan trọng nhất trong năm và thường rơi vào tháng 2 dương lịch.Tết Nguyên đán là dịp cả gia đình sum họp bên nhau, đoàn tụ đón năm mới sau một năm làm việc vất vả. Người Trung Quốc ăn Tết trong 15 ngày (từ ngày mùng Một đến ngày 15 tháng giêng Âm lịch).Chính vì vậy, những ngày giáp Tết, hàng triệu người Trung Quốc sống xa nhà sẽ trở về quê, cùng gia đình sum họp đón Tết hay còn được gọi là “chunyun”. Do vậy, cuộc di cư mùa Xuân hay còn gọi là "Chunyun" đã trở thành nét văn hóa ở quốc gia này.Trong dịp Tết năm 2017, cuộc di cư mùa Xuân diễn ra trong thời gian 40 ngày. Giai đoạn 40 ngày đại di cư bắt đầu 15 ngày trước thời điểm ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch và kết thúc 25 ngày sau đó.Theo Tân Hoa Xã, đa số những người tham gia vào cuộc đại di cư là các lao động nhập cư và học sinh.Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc ước tính, trong dịp Tết âm lịch 2017, 2,98 tỷ chuyến đi được tổ chức để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Con số này không bao gồm chuyến đi đến từ Đài Loan, Hong Kong và Macao.Đường sắt và đường bộ là hai hình thức vận chuyển phổ biến nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Người Trung Quốc thường lựa chọn đường bộ cho những chuyến đi ngắn, trung bình khoảng 70 km.Theo ước tính, đường bộ sẽ chiếm 85% lưu lượng vận tải thực hiện trong dịp Tết Âm lịch năm 2017, tương đương 2,5 tỷ chuyến đi.Khoảng 12%, tương đương 356 triệu chuyến đi bằng tàu hỏa. Các chuyến đi tàu biển và máy bay lần lượt chiếm 1,4% và 2%.Trong dịp Tết, một số phong tục truyền thống không thể thiếu là thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên. Trong đó, năm nay người dân Trung Quốc sẽ sử dụng các phong bao lì xì có hình con chó.Mời quý độc giả xem video: Nghi án “găm" vé tàu Tết 2018 online (nguồn: VTC1).
Giống như Việt Nam và một số nước châu Á, người Trung Quốc đón Tết Âm lịch. Tết Nguyên đán trở thành dịp lễ quan trọng nhất trong năm và thường rơi vào tháng 2 dương lịch.
Tết Nguyên đán là dịp cả gia đình sum họp bên nhau, đoàn tụ đón năm mới sau một năm làm việc vất vả. Người Trung Quốc ăn Tết trong 15 ngày (từ ngày mùng Một đến ngày 15 tháng giêng Âm lịch).
Chính vì vậy, những ngày giáp Tết, hàng triệu người Trung Quốc sống xa nhà sẽ trở về quê, cùng gia đình sum họp đón Tết hay còn được gọi là “chunyun”. Do vậy, cuộc di cư mùa Xuân hay còn gọi là "Chunyun" đã trở thành nét văn hóa ở quốc gia này.
Trong dịp Tết năm 2017, cuộc di cư mùa Xuân diễn ra trong thời gian 40 ngày. Giai đoạn 40 ngày đại di cư bắt đầu 15 ngày trước thời điểm ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch và kết thúc 25 ngày sau đó.
Theo Tân Hoa Xã, đa số những người tham gia vào cuộc đại di cư là các lao động nhập cư và học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc ước tính, trong dịp Tết âm lịch 2017, 2,98 tỷ chuyến đi được tổ chức để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Con số này không bao gồm chuyến đi đến từ Đài Loan, Hong Kong và Macao.
Đường sắt và đường bộ là hai hình thức vận chuyển phổ biến nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Người Trung Quốc thường lựa chọn đường bộ cho những chuyến đi ngắn, trung bình khoảng 70 km.
Theo ước tính, đường bộ sẽ chiếm 85% lưu lượng vận tải thực hiện trong dịp Tết Âm lịch năm 2017, tương đương 2,5 tỷ chuyến đi.
Khoảng 12%, tương đương 356 triệu chuyến đi bằng tàu hỏa. Các chuyến đi tàu biển và máy bay lần lượt chiếm 1,4% và 2%.
Trong dịp Tết, một số phong tục truyền thống không thể thiếu là thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên. Trong đó, năm nay người dân Trung Quốc sẽ sử dụng các phong bao lì xì có hình con chó.
Mời quý độc giả xem video: Nghi án “găm" vé tàu Tết 2018 online (nguồn: VTC1).