Hoàng hậu Giả Nam Phong
Hận cho nhan sắc của mình xấu xí, lại phải chung chăn gối với một vị hoàng đế đần độn, Giả hoàng hậu đã gian dâm để thỏa mọi "nỗi niềm riêng tư" của mình.
Bà đã gian dâm với rất nhiều người đàn ông khác. Và để tránh bị bại lộ, hại đến danh tiếng nên sau mỗi lần mây mưa, Giả hoàng hậu lần lượt giết chết từng bạn tình của mình.
Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu hoang dâm vô độ này đã bị bại lộ khi một người tình của bà bị bắt vì tội "ăn trộm".
Người đàn ông này có tên là Lạc Nam. Nhờ có vẻ đẹp hút hồn với thuật phòng the siêu đẳng, nên mỗi lần hành sự xong, Giả hoàng hậu đều cho Lạc Nam rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Lúc bị bắt, Lạc Nam đã khai về sự hoang dâm của Giả Nam Phong. Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu cuồng dâm đã lan truyền khắp kinh thành và lan sang cả những nước láng giềng.
Vì tính cách ngông cuồng, Giả hoàng hậu đã bị phế làm thứ dân và bị giam ở thành Kim Dung. Ngày 9.4 năm đó, Tư Mã Luân đã sai người mang rượu độc đến ép Giả Hoàng hậu tự vẫn. Năm đó bà mới bước qua tuổi 44.
Thông dâm để “trêu tức” hoàng đế
Phi tần của Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch - Từ Chiêu Bội, tuy nhan sắc lộng lẫy, cũng có tài văn thơ nhưng là người đàn bà mạnh mẽ với tính cách nổi trội, thậm chí có phần hoang dã.
Bà ham mê uống rượu, chính những sự trái ngược đó đã khiến cho tình cảm của hai vợ chồng họ càng ngày càng bất hòa, xung đột. Theo ghi chép trong sử sách, cứ khoảng 2 - 3 năm Lương Nguyên Đế mới đến phòng bà một lần. Từ Chiêu Bội cũng cố gắng tìm mọi cách để có thể hòa hợp với chồng nhưng đều bị cự tuyệt.
Thân là phi tần bị ghẻ lạnh, từ yêu chuyển sang hận, bà tìm cách rửa hận, cuối cùng lún sâu vào sự hận thù và chịu cái kết bi thảm. Bắt đầu từ việc chọc tức chồng, mỗi lần gặp mặt chồng, bà đều trang điểm một nửa mặt để trêu ngươi, chế giễu Tiêu Dịch bị chột một mắt. Chính vì thế mối quan hệ vợ chồng của họ càng trở nên tồi tệ.
Từ Chiêu Bội không chịu nổi sự cô đơn nên đã cả gan cắm sừng lên đầu Tiêu Dịch. Bà đã thông dâm với một hòa thượng tên Trí Viễn ở hậu đường Kinh Châu. Hòa thượng vẫn là hoà thượng, Từ Chiêu Bội nhanh chóng chán ngán Trí Viễn và bắt đầu tìm mục tiêu mới. Người lần này được Từ Chiêu Bội để mắt tới đó chính là Ký Quý Giang - một thị vệ của Tiêu Dịch. Ký Quý Giang tuy có ngoại hình tương đối sáng sủa, nhưng không phải là người đàng hoàng. Gặp ai anh ta cũng rêu rao, chế giễu rằng: “Tuy Từ nương đã già nhưng vẫn đa tình”.
Nhiều câu chuyện ly kì khác
Hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”
Có một chi tiết được sử sách tiết lộ khiến nhiều người sửng sốt rằng các hoàng tử thời nhà Thanh bị “đói ăn”. Mặc dù sống trong nhung lụa giàu có nhưng các hoàng tử không được ăn nhiều. Vua Khang Hy và vua Càn Long ra quy định một ngày chỉ được ăn hai bữa để tốt cho dạ dày. Ngay đến cả vua Quang Tự khi bé vì ăn uống không đủ no còn đi lấy đồ ăn của thái giám.
Hoàng hậu không dễ dàng bị phế truất
Những câu chuyện về việc tranh sủng hay đấu đá trong hậu cung không còn xa lạ gì với khán giả của phim cổ trang Trung Quốc. Mọi người thường thấy các phi tần sẽ làm bằng mọi cách để lấy lòng Hoàng Thượng và mục đích sau cùng là được lên ngôi hoàng hậu. Thỉnh thoảng trong một số bộ phim, khán giả còn bắt gặp những hoàng hậu yếu đuối mỏng manh, bị dàn phi tần ghen ghét hãm hại.
Trên thực tế, trong sử sách từng đề cập chuyện phi tần đấu đá hay tranh giành trong hậu cung không hề dễ dàng. Hoàng hậu là người có vị trí cao nhất và là chủ nhân của chốn hậu cung. Những phi tần khác dù có được Hoàng thượng sủng ái yêu thương hết mực cũng chỉ là tiểu chủ. Hoàng hậu là người có quyền ở lại bên cạnh Hoàng thượng cả đêm, và đó là đặc quyền riêng.
Nếu Hoàng hậu có mắng các thứ phi thì dù là Hoàng thượng cũng không có khả năng ngăn cản vì đây tố tông tông pháp. Hoàng hậu chỉ bị phế truất khi phạm phải trọng tội, liên quan đến chính trị quốc gia. Hoàng thượng là chủ nhân của Hoàng cung, trị vì đất nước nhưng việc hậu cung là của Hoàng hậu, bất cứ ai cũng không được xen vào.