Chùa Đại Tòng Lâm nằm trên Quốc lộ 51, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), cách TP.HCM khoảng 70 km. Nơi đây có vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc gồm 48 pho tượng đức Phật A di đà bằng đá hoa cương. Trong đó, có một pho tượng cao 18 m bằng bê tông. Tầng lầu của chính điện thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương. Đặc biệt, các mặt vách tường xung quanh chính điện có khoảng 10.000 tượng Phật nhỏ. Năm 2007, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất cả nước. Ảnh: Zenchen82.Chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) được xây dựng vào năm 1928. Ngôi chùa có tuổi đời gần 100 năm tuổi này hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm với đa dạng kiểu dáng, màu sắc, chất men của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. Những cổ vật gốm sứ chủ yếu xuất xứ từ các địa phương làm gốm nổi tiếng ở Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản... Phần lớn những chiếc bình được nhà chùa bảo quản ở trong kho, tủ kính. Số còn lại được trang trí xen kẽ với tượng Phật. Ảnh: Kenkakhia.Chùa Bái Đính là điểm du lịch hành hương du khách không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá xanh, cao khoảng 2 m, nặng từ 2-4 tấn. Các tượng La Hán được chạm khắc công phu, đường nét tao nhã, uyển chuyển dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình). Ảnh: Hoàng Hà.Không chỉ có kiến trúc đồ sộ, những pho tượng uy nghi cùng cảnh quan hùng vĩ, chùa Bái Đính cũng là khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất nước ta. Dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vào ngày 17/5/2008, chùa đã trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ. Số cây này hiện nay đã lên đến hàng nghìn cây mọc xung quanh chùa. Không gian nơi đây tựa chốn bồng lai tiên cảnh, mang lại cảm giác thanh tịnh và yên bình. Ảnh: Thuongdinh97.Chùa Linh Phước cách trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 8 km, được khởi công xây dựng vào năm 1949. Công trình nổi tiếng bởi được khảm bằng nhiều mảnh chai, sành, sứ đầy màu sắc tạo nên họa tiết sống động. Chính vì sự độc đáo này, nơi đây còn có tên gọi khác là chùa Ve Chai. Ảnh: Junieee_15.Chùa Linh Phước nổi tiếng bởi sở hữu 16 kỷ lục Việt Nam, 1 kỷ lục châu Á và 1 kỷ lục thế giới. Nơi đây có tháp chuông cao nhất Việt Nam, con rồng làm bằng vỏ chai bia lớn nhất. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bức tượng đồ sộ như Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử, Bồ Đề Đạt Ma và Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất... Ảnh: Svetlana_m_2006.Sùng Nghiêm Tự còn được biết đến với tên gọi mộc mạc chùa Mía. Chùa tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Nơi đây lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất cả nước. Trong chùa hiện thờ 287 pho tượng lớn nhỏ với kiểu dáng sống động, màu sắc hài hòa. Trên các bức tượng, mỗi vị mỗi vẻ, nhưng đều toát lên vẻ uy nghiêm, thanh tịnh. Ảnh: Ana_che. Chùa ve chai nổi tiếng ở Đà Lạt Chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) còn được biết đến với tên "chùa ve chai". Ngôi chùa thu hút khách ghé thăm nhờ nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Chùa Đại Tòng Lâm nằm trên Quốc lộ 51, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), cách TP.HCM khoảng 70 km. Nơi đây có vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc gồm 48 pho tượng đức Phật A di đà bằng đá hoa cương. Trong đó, có một pho tượng cao 18 m bằng bê tông. Tầng lầu của chính điện thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương. Đặc biệt, các mặt vách tường xung quanh chính điện có khoảng 10.000 tượng Phật nhỏ. Năm 2007, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất cả nước. Ảnh: Zenchen82.
Chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) được xây dựng vào năm 1928. Ngôi chùa có tuổi đời gần 100 năm tuổi này hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm với đa dạng kiểu dáng, màu sắc, chất men của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. Những cổ vật gốm sứ chủ yếu xuất xứ từ các địa phương làm gốm nổi tiếng ở Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản... Phần lớn những chiếc bình được nhà chùa bảo quản ở trong kho, tủ kính. Số còn lại được trang trí xen kẽ với tượng Phật. Ảnh: Kenkakhia.
Chùa Bái Đính là điểm du lịch hành hương du khách không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá xanh, cao khoảng 2 m, nặng từ 2-4 tấn. Các tượng La Hán được chạm khắc công phu, đường nét tao nhã, uyển chuyển dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình). Ảnh: Hoàng Hà.
Không chỉ có kiến trúc đồ sộ, những pho tượng uy nghi cùng cảnh quan hùng vĩ, chùa Bái Đính cũng là khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất nước ta. Dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vào ngày 17/5/2008, chùa đã trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ. Số cây này hiện nay đã lên đến hàng nghìn cây mọc xung quanh chùa. Không gian nơi đây tựa chốn bồng lai tiên cảnh, mang lại cảm giác thanh tịnh và yên bình. Ảnh: Thuongdinh97.
Chùa Linh Phước cách trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 8 km, được khởi công xây dựng vào năm 1949. Công trình nổi tiếng bởi được khảm bằng nhiều mảnh chai, sành, sứ đầy màu sắc tạo nên họa tiết sống động. Chính vì sự độc đáo này, nơi đây còn có tên gọi khác là chùa Ve Chai. Ảnh: Junieee_15.
Chùa Linh Phước nổi tiếng bởi sở hữu 16 kỷ lục Việt Nam, 1 kỷ lục châu Á và 1 kỷ lục thế giới. Nơi đây có tháp chuông cao nhất Việt Nam, con rồng làm bằng vỏ chai bia lớn nhất. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bức tượng đồ sộ như Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử, Bồ Đề Đạt Ma và Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất... Ảnh: Svetlana_m_2006.
Sùng Nghiêm Tự còn được biết đến với tên gọi mộc mạc chùa Mía. Chùa tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Nơi đây lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất cả nước. Trong chùa hiện thờ 287 pho tượng lớn nhỏ với kiểu dáng sống động, màu sắc hài hòa. Trên các bức tượng, mỗi vị mỗi vẻ, nhưng đều toát lên vẻ uy nghiêm, thanh tịnh. Ảnh: Ana_che.
Chùa ve chai nổi tiếng ở Đà Lạt Chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) còn được biết đến với tên "chùa ve chai". Ngôi chùa thu hút khách ghé thăm nhờ nghệ thuật kiến trúc độc đáo.