Sử sách ghi lại rằng, lúc khởi nguồn chợ Thủ Dầu Một ngày nay trước đó được gọi là chợ Phú Cường (xây dựng từ khoảng năm 1828), nằm bên sông Sài Gòn thuộc phường Phú Cường (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).Năm 1889, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó, cái tên chợ “Thủ” hay chợ “Đất Thủ” trở nên quen thuộc của người dân miền Đông Nam Bộ.Vào những năm người Pháp kéo đến xâm chiếm toàn bộ vùng đất “Nam kỳ lục tỉnh”, nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi rất lớn nên thực dân Pháp đã cải tạo lại toàn bộ chợ này, kiến trúc chợ tuy được mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ truyền thống cổ xưa ở đất nước Pháp nhưng vẫn còn giữ nguyên vị trí của chợ từ thuở sơ khai.Khu dịch vụ ăn uốngCăn nhà thứ hai của chợ được gọi là khu nhà ngang, nằm ở giữa khuôn viên chợ. Khu nhà này chuyên phục vụ các loại dịch vụ ăn uống; phía sau là căn nhà dài, có tháp đồng hồ cao. Trên ngọn tháp được gắn đồng hồ tứ phía và một lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Khu này được gọi là khu chợ Đồng Hồ.Chợ được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau: Căn nhà đầu tiên được xây dựng một trệt một lầu, được gọi là khu Thương Xá, phân chia thành nhiều sạp bày bán các mặt hàng như: Vải sợi, quần áo, đồ trang sức…Lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, cho biết từ năm 2012, UBND tỉnh có quyết định về việc chuyển giao cho Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một quản lý, đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ. Đây là chợ hạng 1 có tổng diện tích đất sử dụng 8.595,7m2. Hiện nay, bên trong chợ có hơn 50 hộ kinh doanh song rất vắng khách.Đại diện chính quyền thành phố Thủ Dầu Một cho hay, chợ lâu năm đã xuống cấp. Theo phân quyền của UBND tỉnh, trách nhiệm cấp phép chủ trương xây dựng chợ Thủ Dầu Một thuộc quyền của UBND thành phố. Tới đây, Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một sẽ được giao đầu tư tu sửa chợ để đảm bảo an toàn.Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một, cho biết việc tu sửa chợ theo phương án thiết kế hướng bảo tồn nét kiến trúc cổ của chợ vòm, chợ đồng hồ; nâng cao chợ để có tầng hầm để xe, đưa tất cả hàng hóa vào trong chợ nhằm bảo đảm công tác chỉnh trang đô thị. Đại diện doanh nghiệp cho biết, đang tập trung chuẩn bị chứng minh nguồn lực tài chính khoảng 200 tỷ đồng (30% kinh phí xây dựng) để xin phép thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ Thủ Dầu Một.Nhìn xa xa, dáng hình chợ giống như một con tàu lớn đang mạnh mẽ vươn mình ra khơi. Nét đặc biệt nhất, bên trong lòng không gian của khu chợ Đồng Hồ (thuộc khuôn viên chợ Thủ Dầu Một) không có bất cứ cây cột trụ nào như ở nhiều chợ truyền thống khác.Với vị trí nằm trên vùng đất ven sông Sài Gòn, thuận lợi cho việc kết nối giao thương với người dân ở các vùng miền khác như TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ bằng đường bộ, đường thủy. Chợ Thủ Dầu Một xưa thường được bày bán các loại ghe, thuyền hay các sản phẩm thủ công truyền thống.Một số hình ảnh tư liệu chợ Thủ Dầu Một xưa: Cảnh mua, bán hàng hóa trước chợ ngày xưaThuyền chở hàng hóa đến chợ bên sông Sài GònKhu vực bên hông trái của chợ ngày xưaKhu vực bên hông phải của chợ ngày xưaHàng hóa cập bến ở sông Sài Gòn để đưa vào chợ lúc còn hoang sơKhu vực này hiện nay là phố đi bộ Bạch Đằng bên sông Sài Gòn- Ảnh tư liệu
Sử sách ghi lại rằng, lúc khởi nguồn chợ Thủ Dầu Một ngày nay trước đó được gọi là chợ Phú Cường (xây dựng từ khoảng năm 1828), nằm bên sông Sài Gòn thuộc phường Phú Cường (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Năm 1889, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó, cái tên chợ “Thủ” hay chợ “Đất Thủ” trở nên quen thuộc của người dân miền Đông Nam Bộ.
Vào những năm người Pháp kéo đến xâm chiếm toàn bộ vùng đất “Nam kỳ lục tỉnh”, nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi rất lớn nên thực dân Pháp đã cải tạo lại toàn bộ chợ này, kiến trúc chợ tuy được mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ truyền thống cổ xưa ở đất nước Pháp nhưng vẫn còn giữ nguyên vị trí của chợ từ thuở sơ khai.
Khu dịch vụ ăn uống
Căn nhà thứ hai của chợ được gọi là khu nhà ngang, nằm ở giữa khuôn viên chợ. Khu nhà này chuyên phục vụ các loại dịch vụ ăn uống; phía sau là căn nhà dài, có tháp đồng hồ cao. Trên ngọn tháp được gắn đồng hồ tứ phía và một lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Khu này được gọi là khu chợ Đồng Hồ.
Chợ được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau: Căn nhà đầu tiên được xây dựng một trệt một lầu, được gọi là khu Thương Xá, phân chia thành nhiều sạp bày bán các mặt hàng như: Vải sợi, quần áo, đồ trang sức…
Lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, cho biết từ năm 2012, UBND tỉnh có quyết định về việc chuyển giao cho Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một quản lý, đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ. Đây là chợ hạng 1 có tổng diện tích đất sử dụng 8.595,7m2. Hiện nay, bên trong chợ có hơn 50 hộ kinh doanh song rất vắng khách.
Đại diện chính quyền thành phố Thủ Dầu Một cho hay, chợ lâu năm đã xuống cấp. Theo phân quyền của UBND tỉnh, trách nhiệm cấp phép chủ trương xây dựng chợ Thủ Dầu Một thuộc quyền của UBND thành phố. Tới đây, Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một sẽ được giao đầu tư tu sửa chợ để đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một, cho biết việc tu sửa chợ theo phương án thiết kế hướng bảo tồn nét kiến trúc cổ của chợ vòm, chợ đồng hồ; nâng cao chợ để có tầng hầm để xe, đưa tất cả hàng hóa vào trong chợ nhằm bảo đảm công tác chỉnh trang đô thị. Đại diện doanh nghiệp cho biết, đang tập trung chuẩn bị chứng minh nguồn lực tài chính khoảng 200 tỷ đồng (30% kinh phí xây dựng) để xin phép thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ Thủ Dầu Một.
Nhìn xa xa, dáng hình chợ giống như một con tàu lớn đang mạnh mẽ vươn mình ra khơi. Nét đặc biệt nhất, bên trong lòng không gian của khu chợ Đồng Hồ (thuộc khuôn viên chợ Thủ Dầu Một) không có bất cứ cây cột trụ nào như ở nhiều chợ truyền thống khác.
Với vị trí nằm trên vùng đất ven sông Sài Gòn, thuận lợi cho việc kết nối giao thương với người dân ở các vùng miền khác như TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ bằng đường bộ, đường thủy. Chợ Thủ Dầu Một xưa thường được bày bán các loại ghe, thuyền hay các sản phẩm thủ công truyền thống.
Một số hình ảnh tư liệu chợ Thủ Dầu Một xưa: Cảnh mua, bán hàng hóa trước chợ ngày xưa
Thuyền chở hàng hóa đến chợ bên sông Sài Gòn
Khu vực bên hông trái của chợ ngày xưa
Khu vực bên hông phải của chợ ngày xưa
Hàng hóa cập bến ở sông Sài Gòn để đưa vào chợ lúc còn hoang sơ
Khu vực này hiện nay là phố đi bộ Bạch Đằng bên sông Sài Gòn- Ảnh tư liệu