Hình ảnh thương xá Crystal Palace và bản tin tiếng Anh quảng bá công trình sắp ra mắt, năm 1968. Theo bản tin này, khi hoàn tất khu thương xá sẽ có 8 thang cuốn, 2 thang máy, một hộp đêm trên sân thượng, một siêu thị kiểu Mỹ...Mặt tiền nhìn ra đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của thương xá Crystal Palace, khoảng năm 1967-1968. Thương xá có sáu tầng lầu với tổng diện tích 6.500m², tọa lạc trên khu đất vàng được bao bọc bởi các trục đường Công Lý, Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tôn.Khung cảnh nhộn nhịp ở vỉa hè phía trước thương xá Crystal Palace, 1970. Còn có tên gọi khác là thương xá Tam Đa, khu thương mại này được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ.Cầu thang bộ trong thương xá, khoảng năm 1968-1969. Crystal Palace khác với những khu thương mại trước đó bởi nơi đây không chỉ buôn bán mỹ phẩm, hàng thời trang cao cấp mà còn là nơi những người yêu văn, yêu nhạc đến để gặp mặt những thần tượng của mình.Trong thương xá Crystal Palace, thời điểm công trình đang được hoàn thiện, 1968. Sau năm 1975, nơi này được bàn giao cho Intershop – một cơ quan quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và kiều hối, sau một thời gian được giao lại cho Công ty Cosevina.Phòng trượt băng của thương xá Crystal Palace lúc đang hoàn thiện, 1968. Thương xá được sửa chữa vào năm 1985, vừa được sử dụng làm toà nhà văn phòng với 59 phòng cho thuê, vừa là trung tâm mua sắm với 172 quầy mua bán vàng bạc đá quý.Các hạng mục trên tầng thượng đang được thi công, 1968. Công ty Vàng bạc Đá quý TP.HCM điều hành lại cơ sở này từ năm 1992 với tên là ITC. Đến năm 2002, nơi đây xảy ra một trận hỏa hoạn gây thiệt hại lớn về người và của.Khung cảnh nhìn từ sân thượng thương xá Crystal Palace, 1968. Sau trận hỏa hoạn kể trên, 2 tầng dưới của khu thương mại ITC hoạt động thêm một thời gian rồi toàn bộ công trình được dỡ bỏ.Hiện tại, thương xá nổi tiếng Sài Gòn một thời chỉ còn là một bãi đất trống được quây xung quanh bằng hàng rào tôn. Dự kiến, một tòa tháp mang tên SJC Tower sẽ hiện diện ở nơi này trong tương lai. Ảnh: Afamily.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Hình ảnh thương xá Crystal Palace và bản tin tiếng Anh quảng bá công trình sắp ra mắt, năm 1968. Theo bản tin này, khi hoàn tất khu thương xá sẽ có 8 thang cuốn, 2 thang máy, một hộp đêm trên sân thượng, một siêu thị kiểu Mỹ...
Mặt tiền nhìn ra đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của thương xá Crystal Palace, khoảng năm 1967-1968. Thương xá có sáu tầng lầu với tổng diện tích 6.500m², tọa lạc trên khu đất vàng được bao bọc bởi các trục đường Công Lý, Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tôn.
Khung cảnh nhộn nhịp ở vỉa hè phía trước thương xá Crystal Palace, 1970. Còn có tên gọi khác là thương xá Tam Đa, khu thương mại này được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ.
Cầu thang bộ trong thương xá, khoảng năm 1968-1969. Crystal Palace khác với những khu thương mại trước đó bởi nơi đây không chỉ buôn bán mỹ phẩm, hàng thời trang cao cấp mà còn là nơi những người yêu văn, yêu nhạc đến để gặp mặt những thần tượng của mình.
Trong thương xá Crystal Palace, thời điểm công trình đang được hoàn thiện, 1968. Sau năm 1975, nơi này được bàn giao cho Intershop – một cơ quan quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và kiều hối, sau một thời gian được giao lại cho Công ty Cosevina.
Phòng trượt băng của thương xá Crystal Palace lúc đang hoàn thiện, 1968. Thương xá được sửa chữa vào năm 1985, vừa được sử dụng làm toà nhà văn phòng với 59 phòng cho thuê, vừa là trung tâm mua sắm với 172 quầy mua bán vàng bạc đá quý.
Các hạng mục trên tầng thượng đang được thi công, 1968. Công ty Vàng bạc Đá quý TP.HCM điều hành lại cơ sở này từ năm 1992 với tên là ITC. Đến năm 2002, nơi đây xảy ra một trận hỏa hoạn gây thiệt hại lớn về người và của.
Khung cảnh nhìn từ sân thượng thương xá Crystal Palace, 1968. Sau trận hỏa hoạn kể trên, 2 tầng dưới của khu thương mại ITC hoạt động thêm một thời gian rồi toàn bộ công trình được dỡ bỏ.
Hiện tại, thương xá nổi tiếng Sài Gòn một thời chỉ còn là một bãi đất trống được quây xung quanh bằng hàng rào tôn. Dự kiến, một tòa tháp mang tên SJC Tower sẽ hiện diện ở nơi này trong tương lai. Ảnh: Afamily.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.