1. Trong phòng tiếp khách của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Dinh Độc Lập có đặt một cặp ngà voi rất lớn và đẹp, được coi là bảo vật. Tuy nhiên, ít ai biết đến câu chuyện hết sức đẫm máu phía sau cặp ngà voi này.Theo đó, đầu năm 1971, một sĩ quan Sài Gòn đã ngỏ ý mua cặp ngà từ con voi lớn của một nhóm người Thượng gặp ở biên giới Việt - Lào. Bị từ chối, viên sĩ quan trình bày sự việc với thiếu tá Thọ, là bà con bên vợ của Tổng thống Thiệu và nhận lệnh bằng mọi giá phải lấy được cặp ngà voi, không thương thảo được thì bắn bỏ hết.Không thỏa thuận được, viên sĩ quan đã ra lệnh cho lính bắn chết toàn bộ đoàn người dân tộc. Con voi bị giết chết và lấy đi cặp ngà quý giá. Sau đó đơn vị quân đội giữ cặp ngà bị phục kích và bao vây. Một trực thăng đặc biệt được điều động xuyên rừng đưa cặp ngà và các sĩ quan rời trận địa.Thiếu tá Thọ, người giữ cặp ngà sau đó đã liên tục gặp tai họa nên tặng lại Tổng thống Thiệu. Ông Thiệu không mảy may quan tâm đến những câu chuyện bi thảm phía sau cặp ngà voi. Ông đã cho thợ chế tác và trưng bày cặp ngà trong phòng khách ở Dinh Độc Lập như một biểu tượng quyền lực...2. Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một cặp ngà voi cổ rất lớn. Cặp ngà voi này dài khoảng 1,2m, dáng cân đối với độ cong đồng đều, có thể thuộc về một con voi thuộc sở hữu của triều đình Nguyễn xưa.Cặp ngà được cắm vào giá gỗ để sử dụng làm vật trang trí trong cung điện của các vua nhà Nguyễn. Phần giá gỗ được tạo hình lân rất sinh động với phần miệng ngậm lấy ngà. Bốn chân của con lân cũng là chân của giá gỗ. Nước sơn của tác phẩm vẫn còn rất đẹp sau hàng trăm năm tồn tại.Dưới thời nhà Nguyễn, nhiều giá ngà voi dạng này đã được chế tác, nhưng dần mất mát dần theo các biến động lịch sử và ngày nay trở nên hết sức hiếm hoi. Bản thân cặp ngà voi được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế cũng đã từng có giai đoạn bị lưu lạc trên đất Pháp.Hiện vật quý giá này đã được gia đình ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà là Việt kiều Pháp sưu tầm và hiến tặng cho Bảo tàng cách đây ít năm.3. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP HCM đang lưu giữ cặp ngà voi được coi là dài nhất Việt Nam. Trong cặp ngà này, một chiếc dài 1,9m, chiếc còn lại dài khoảng 2,2m. Ảnh: Du lịch Việt.Cặp ngà từng có số phận khá long đong. Đầu thế kỷ 20, nó được ông Dương Chấn Kỷ - chủ nhân nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ - mua lại từ một cửa hiệu của người Pháp ở Sài Gòn. Những năm 1942-1943, do tình hình chiến sự, cặp ngà được chôn giấu mỗii chiếc một nơi. Năm 1946, cặp ngà được đưa về Sài Gòn nhờ người trông giữ. Ảnh: Người đưa tin.Vừa đưa về Sài Gòn, tướng cướp Bảy Viễn - một tay sai của người Pháp - dẫn lính xông thẳng vào nhà với chủ ý kiểm tra hành chính do nghi ngờ có chứa vũ khí. Nhưng khi thấy trong chiếc thùng gỗ nằm dưới sàn ván, có cặp ngà voi khá dài và đều nhau, y nổi lòng tham nên tìm cách ép lấy về làm của riêng với giá rẻ mạt. Ảnh: VTC.Sau đó, Bảy Viễn đem treo cặp ngà tại sòng bài Thái Bình Dương của hắn tại Vũng Tàu. Sau chiến dịch Thoại Ngọc Hầu của chính quyền Sài Gòn, cặp ngà voi này bị tịch thu. Sau 1975, chính quyền mới tiếp quản, cặp ngà được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử cho đến ngày nay. Ảnh: Giadinh.net.vn.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Trong phòng tiếp khách của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Dinh Độc Lập có đặt một cặp ngà voi rất lớn và đẹp, được coi là bảo vật. Tuy nhiên, ít ai biết đến câu chuyện hết sức đẫm máu phía sau cặp ngà voi này.
Theo đó, đầu năm 1971, một sĩ quan Sài Gòn đã ngỏ ý mua cặp ngà từ con voi lớn của một nhóm người Thượng gặp ở biên giới Việt - Lào. Bị từ chối, viên sĩ quan trình bày sự việc với thiếu tá Thọ, là bà con bên vợ của Tổng thống Thiệu và nhận lệnh bằng mọi giá phải lấy được cặp ngà voi, không thương thảo được thì bắn bỏ hết.
Không thỏa thuận được, viên sĩ quan đã ra lệnh cho lính bắn chết toàn bộ đoàn người dân tộc. Con voi bị giết chết và lấy đi cặp ngà quý giá. Sau đó đơn vị quân đội giữ cặp ngà bị phục kích và bao vây. Một trực thăng đặc biệt được điều động xuyên rừng đưa cặp ngà và các sĩ quan rời trận địa.
Thiếu tá Thọ, người giữ cặp ngà sau đó đã liên tục gặp tai họa nên tặng lại Tổng thống Thiệu. Ông Thiệu không mảy may quan tâm đến những câu chuyện bi thảm phía sau cặp ngà voi. Ông đã cho thợ chế tác và trưng bày cặp ngà trong phòng khách ở Dinh Độc Lập như một biểu tượng quyền lực...
2. Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một cặp ngà voi cổ rất lớn. Cặp ngà voi này dài khoảng 1,2m, dáng cân đối với độ cong đồng đều, có thể thuộc về một con voi thuộc sở hữu của triều đình Nguyễn xưa.
Cặp ngà được cắm vào giá gỗ để sử dụng làm vật trang trí trong cung điện của các vua nhà Nguyễn. Phần giá gỗ được tạo hình lân rất sinh động với phần miệng ngậm lấy ngà. Bốn chân của con lân cũng là chân của giá gỗ. Nước sơn của tác phẩm vẫn còn rất đẹp sau hàng trăm năm tồn tại.
Dưới thời nhà Nguyễn, nhiều giá ngà voi dạng này đã được chế tác, nhưng dần mất mát dần theo các biến động lịch sử và ngày nay trở nên hết sức hiếm hoi. Bản thân cặp ngà voi được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế cũng đã từng có giai đoạn bị lưu lạc trên đất Pháp.
Hiện vật quý giá này đã được gia đình ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà là Việt kiều Pháp sưu tầm và hiến tặng cho Bảo tàng cách đây ít năm.
3. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP HCM đang lưu giữ cặp ngà voi được coi là dài nhất Việt Nam. Trong cặp ngà này, một chiếc dài 1,9m, chiếc còn lại dài khoảng 2,2m. Ảnh: Du lịch Việt.
Cặp ngà từng có số phận khá long đong. Đầu thế kỷ 20, nó được ông Dương Chấn Kỷ - chủ nhân nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ - mua lại từ một cửa hiệu của người Pháp ở Sài Gòn. Những năm 1942-1943, do tình hình chiến sự, cặp ngà được chôn giấu mỗii chiếc một nơi. Năm 1946, cặp ngà được đưa về Sài Gòn nhờ người trông giữ. Ảnh: Người đưa tin.
Vừa đưa về Sài Gòn, tướng cướp Bảy Viễn - một tay sai của người Pháp - dẫn lính xông thẳng vào nhà với chủ ý kiểm tra hành chính do nghi ngờ có chứa vũ khí. Nhưng khi thấy trong chiếc thùng gỗ nằm dưới sàn ván, có cặp ngà voi khá dài và đều nhau, y nổi lòng tham nên tìm cách ép lấy về làm của riêng với giá rẻ mạt. Ảnh: VTC.
Sau đó, Bảy Viễn đem treo cặp ngà tại sòng bài Thái Bình Dương của hắn tại Vũng Tàu. Sau chiến dịch Thoại Ngọc Hầu của chính quyền Sài Gòn, cặp ngà voi này bị tịch thu. Sau 1975, chính quyền mới tiếp quản, cặp ngà được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử cho đến ngày nay. Ảnh: Giadinh.net.vn.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.