Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (núi Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), bảo vật quốc gia - bia đá cổ Sùng Thiện Diên Linh là một chứng tích về sự phát triển huy hoàng của Phật giáo thời Lý.Bia được dựng vào năm 1121, là bia của triều đình do Vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác, khác hẳn các bia thời Lý khác do quan lại, nhà sư hay dân địa phương chủ trì hưng công. Về tổng thể, bia cao 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia đều được tạc bằng đá xanh.Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý.Một giá trị vượt trội của bia Sùng Thiện Diên Linh là các hình tượng mỹ thuật có thể chiêm ngưỡng từ bốn phía (các bia khác chỉ chiêm ngưỡng mặt trước, mặt sau). Có thể nói, toàn bộ tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo.Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.Cột có chiều cao hơn 5m (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá. Phần bệ đá gồm hai cấp, được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Phần cột được chia thành khối hộp vuông phía dưới và trụ tròn phía trên.Phần trụ tròn là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa bảo vật nhà Lý này đã diễn ra sôi nổi. Dù ý nghĩa thực sự của cột đá chùa Dạm chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định đây là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt.Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý.Vào thập niên 1940, làng Phật Tích bị giặc Pháp chiếm đóng. Quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến đầu tượng đã bị gãy rời, thân tượng nham nhở vết đạn. Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.Theo đo đạc, tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ là 2,69 m. Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn. Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên...Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen, mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.Ngoài tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một bảo vật quốc gia khác của nhà Lý, đó là bộ tượng 10 linh thú có tuổi đời gần 1.000 năm. Bộ tượng gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.Đây là những hiện vật gốc, độc bản, không tìm thấy tác phẩm tương tự ở bất cứ đâu. 9 trong 10 được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá. Các bức tượng được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động.Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài. Các linh thú này đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.Có thể nói, hệ thống tượng linh thú đá kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có của chùa Phật Tích, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (núi Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), bảo vật quốc gia - bia đá cổ Sùng Thiện Diên Linh là một chứng tích về sự phát triển huy hoàng của Phật giáo thời Lý.
Bia được dựng vào năm 1121, là bia của triều đình do Vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác, khác hẳn các bia thời Lý khác do quan lại, nhà sư hay dân địa phương chủ trì hưng công. Về tổng thể, bia cao 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia đều được tạc bằng đá xanh.
Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý.
Một giá trị vượt trội của bia Sùng Thiện Diên Linh là các hình tượng mỹ thuật có thể chiêm ngưỡng từ bốn phía (các bia khác chỉ chiêm ngưỡng mặt trước, mặt sau). Có thể nói, toàn bộ tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo.
Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.
Cột có chiều cao hơn 5m (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá. Phần bệ đá gồm hai cấp, được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Phần cột được chia thành khối hộp vuông phía dưới và trụ tròn phía trên.
Phần trụ tròn là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa bảo vật nhà Lý này đã diễn ra sôi nổi. Dù ý nghĩa thực sự của cột đá chùa Dạm chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định đây là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt.
Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý.
Vào thập niên 1940, làng Phật Tích bị giặc Pháp chiếm đóng. Quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến đầu tượng đã bị gãy rời, thân tượng nham nhở vết đạn. Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.
Theo đo đạc, tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ là 2,69 m. Tượng được tạc với thế ngồi thiền, hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn. Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên...
Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen, mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.
Ngoài tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một bảo vật quốc gia khác của nhà Lý, đó là bộ tượng 10 linh thú có tuổi đời gần 1.000 năm. Bộ tượng gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.
Đây là những hiện vật gốc, độc bản, không tìm thấy tác phẩm tương tự ở bất cứ đâu. 9 trong 10 được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá. Các bức tượng được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động.
Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài. Các linh thú này đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.
Có thể nói, hệ thống tượng linh thú đá kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có của chùa Phật Tích, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.