Tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM, nhà thờ Huyện Sỹ là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20.Công trình mang phong cách kiến trúc Gothique, được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier, đến năm 1905 thì được khánh thành. Chi phí xây dựng công trình là khoảng trên 10.000 đồng bạc Đông Dương.Lúc sinh thời Huyện Sỹ Lê Phát Đạt (1841-1900) là người đứng đầu trong "Tứ đại phú hộ" - bốn đại gia Sài Gòn giàu nhất (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định, hoặc một phiên bản khác là Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa).Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện Sỹ.Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) là một nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo của Sài Gòn xưa.Nhà thờ do ông Lê Phát An (1868-1946), một nhân vật có thế lực của Nam Kỳ Lục Tỉnh đầu thế kỷ 20 bỏ tiền ra xây dựng. Ông Lê Phát An chính là con của ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt - người đã cho xây nhà thờ Huyện Sỹ.Dưới sự chủ trì của ông Lê Phát An, nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng từ năm 1921-1924 với sự thi công của hai nhà thầu Pháp Baader và Lamorte. Về tổng thể, nhà thờ này mang phong cách kiến trúc Byzantine nên có dáng vẻ khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam.Tương tự nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Hạnh Thông Tây cũng là nơi an nghỉ của người tài trợ xây dựng - ông bà Lê Phát An. Ngôi mộ của ông Lê Phát An và phu nhân nằm ở hai bên cung thánh của nhà thờ, được chế tác bằng đá cẩm thạch rất cầu kỳ.Nằm trên đường Tháp 10 thuộc quận 6, TP HCM, chợ Chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa.Chủ nhân khu chợ là ông Quách Đàm (1863-1927), một người Hoa quê ở làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc. Ông sang Việt Nam với hai bàn tay trắng và dần dần tạo dựng được gia sản khổng lồ nhờ sự cần cù của mình.Vào những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây dựng một khu chợ mới thay cho chợ cũ đã trở nên chật chội nhưng chưa tìm được đất. Hay tin, thương nhân Quách Đàm bỏ tiền ra mua đất thôn Bình Tây xây dựng chợ tặng nhà cầm quyền.Đổi lại, ông Quách Đàm xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng đài thờ mình ở chính giữa chợ sau khi mất. Ông Quách Đàm qua đời năm 1927, lúc chợ chưa xây xong. Sau đó, khu đài thờ đã được hoàn tất theo ý nguyện của ông và được khánh thành vào ngày 14/3/1930.Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, tòa nhà chính của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từng là tư dinh của một trong "Tứ đại phú hộ" đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.Được khánh thánh năm 1925, dinh thự của chú Hỏa cao 4 tầng, sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, nằm trong một khuôn viên rộng lớn gần chợ Bến Thành. Công trình mang phong cách kiến trúc Art-Deco, là sự kết hợp khá hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu – Á đương thời.Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa. Đây có lẽ chỉ là con số tượng trưng. Số cửa thực tế của tòa nhà có thể còn nhiều hơn.Đặc biệt, dinh thự chú Hỏa là một trong những công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy. Chiếc thang máy cổ xưa của công trình này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM, nhà thờ Huyện Sỹ là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20.
Công trình mang phong cách kiến trúc Gothique, được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier, đến năm 1905 thì được khánh thành. Chi phí xây dựng công trình là khoảng trên 10.000 đồng bạc Đông Dương.
Lúc sinh thời Huyện Sỹ Lê Phát Đạt (1841-1900) là người đứng đầu trong "Tứ đại phú hộ" - bốn đại gia Sài Gòn giàu nhất (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định, hoặc một phiên bản khác là Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa).
Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện Sỹ.
Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) là một nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo của Sài Gòn xưa.
Nhà thờ do ông Lê Phát An (1868-1946), một nhân vật có thế lực của Nam Kỳ Lục Tỉnh đầu thế kỷ 20 bỏ tiền ra xây dựng. Ông Lê Phát An chính là con của ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt - người đã cho xây nhà thờ Huyện Sỹ.
Dưới sự chủ trì của ông Lê Phát An, nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng từ năm 1921-1924 với sự thi công của hai nhà thầu Pháp Baader và Lamorte. Về tổng thể, nhà thờ này mang phong cách kiến trúc Byzantine nên có dáng vẻ khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam.
Tương tự nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Hạnh Thông Tây cũng là nơi an nghỉ của người tài trợ xây dựng - ông bà Lê Phát An. Ngôi mộ của ông Lê Phát An và phu nhân nằm ở hai bên cung thánh của nhà thờ, được chế tác bằng đá cẩm thạch rất cầu kỳ.
Nằm trên đường Tháp 10 thuộc quận 6, TP HCM, chợ Chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa.
Chủ nhân khu chợ là ông Quách Đàm (1863-1927), một người Hoa quê ở làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc. Ông sang Việt Nam với hai bàn tay trắng và dần dần tạo dựng được gia sản khổng lồ nhờ sự cần cù của mình.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây dựng một khu chợ mới thay cho chợ cũ đã trở nên chật chội nhưng chưa tìm được đất. Hay tin, thương nhân Quách Đàm bỏ tiền ra mua đất thôn Bình Tây xây dựng chợ tặng nhà cầm quyền.
Đổi lại, ông Quách Đàm xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng đài thờ mình ở chính giữa chợ sau khi mất. Ông Quách Đàm qua đời năm 1927, lúc chợ chưa xây xong. Sau đó, khu đài thờ đã được hoàn tất theo ý nguyện của ông và được khánh thành vào ngày 14/3/1930.
Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, tòa nhà chính của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từng là tư dinh của một trong "Tứ đại phú hộ" đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.
Được khánh thánh năm 1925, dinh thự của chú Hỏa cao 4 tầng, sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, nằm trong một khuôn viên rộng lớn gần chợ Bến Thành. Công trình mang phong cách kiến trúc Art-Deco, là sự kết hợp khá hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu – Á đương thời.
Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa. Đây có lẽ chỉ là con số tượng trưng. Số cửa thực tế của tòa nhà có thể còn nhiều hơn.
Đặc biệt, dinh thự chú Hỏa là một trong những công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy. Chiếc thang máy cổ xưa của công trình này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.