Trong giới Phật giáo từ lâu đã biết rằng trong cơ thể các nhà sư đắc đạo tích tụ một số vật chất mà người thường không có gọi là ngọc xá lợi. Vật chất này chỉ được tìm thấy trong tro cốt khi hỏa táng nhà sư, dưới dạng giống như hạt nhỏ hoặc đá quý. Những hạt này trông rất đẹp, lấp lánh ánh sáng, rất cứng.Nguyên nhân hình thành ngọc xá lợi được chia làm 3 giả thuyết chính: Sự kết tinh của sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng; do thói quen ăn chay, ngồi thiền; do tình trạng bệnh lý chẳng hạn như sỏi thận.Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Nói cách khác, đó là quá trình tinh thần biến thành vật chất. Đây là cách giải thích thường thấy khoảng vài ngàn năm trước, khi hiểu biết của loài người còn rất hạn chế.Tuy nhiên, theo khoa học, điều đó không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, và đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng chúng ta không thấy điều đó trong thực tế.Theo giả thuyết ăn chay, các cao tăng thường xuyên sử dụng nhiều chất xơ và chất khoáng, nên quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate.Những tinh thể muối đó tích lũy trong cơ thể và dần biến thành xá lợi. Tuy nhiên nhiều người không đồng ý với giả thuyết này, cho rằng nhiều người ăn chay nhưng không có xá lợi khi hỏa táng.Tuy nhiên nếu thêm yếu tố ngồi thiền thì giả thuyết này cũng có một phần sự thật. Ngồi thiền nhiều (như các cao tăng) sẽ làm tăng khả năng hình thành tinh thể muối trong cơ thể. Người ăn chay hoặc Phật tử bình thường không có nguy cơ đó, vì thời gian ngồi thiền không nhiều.Theo giả thuyết bệnh lý, ngọc xá lợi có thể là do bệnh lý như sỏi thận, thế nhưng giả thuyết này cũng không đứng vững vì thực tế những người thông thường (không phải người xuất gia) bị bệnh sỏi thân khi hỏa táng cũng không có xá lợi.Ngoài ra, các vị cao tăng thường khỏe mạnh, ít bệnh tật, chính vì thế cả ba giả thuyết trên đều chưa thực sự thuyết phục. Nguồn gốc của ngọc xá lợi cũng đã được ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc tìm cách giải thích.Họ cho rằng cho rằng ngọc xá lợi là do các khoáng tinh thể trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) tạo thành dưới nhiệt độ từ 600 độ C trở lên. Các hạt này có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều... Trong đó các hạt nhỏ lại có thể kết thành hạt lớn hơn trong khoảng nhiệt độ 1.000 - 1.400 độ C.Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600 độ C, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600 độ C, sau đó tăng lên 1.00 độ C, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao.Mời các bạn xem video: Mexico ấp nở thành công chim Thần ưng quý hiếm. Nguồn: VOV.
Trong giới Phật giáo từ lâu đã biết rằng trong cơ thể các nhà sư đắc đạo tích tụ một số vật chất mà người thường không có gọi là ngọc xá lợi. Vật chất này chỉ được tìm thấy trong tro cốt khi hỏa táng nhà sư, dưới dạng giống như hạt nhỏ hoặc đá quý. Những hạt này trông rất đẹp, lấp lánh ánh sáng, rất cứng.
Nguyên nhân hình thành ngọc xá lợi được chia làm 3 giả thuyết chính: Sự kết tinh của sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng; do thói quen ăn chay, ngồi thiền; do tình trạng bệnh lý chẳng hạn như sỏi thận.
Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Nói cách khác, đó là quá trình tinh thần biến thành vật chất. Đây là cách giải thích thường thấy khoảng vài ngàn năm trước, khi hiểu biết của loài người còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, theo khoa học, điều đó không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, và đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng chúng ta không thấy điều đó trong thực tế.
Theo giả thuyết ăn chay, các cao tăng thường xuyên sử dụng nhiều chất xơ và chất khoáng, nên quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate.
Những tinh thể muối đó tích lũy trong cơ thể và dần biến thành xá lợi. Tuy nhiên nhiều người không đồng ý với giả thuyết này, cho rằng nhiều người ăn chay nhưng không có xá lợi khi hỏa táng.
Tuy nhiên nếu thêm yếu tố ngồi thiền thì giả thuyết này cũng có một phần sự thật. Ngồi thiền nhiều (như các cao tăng) sẽ làm tăng khả năng hình thành tinh thể muối trong cơ thể. Người ăn chay hoặc Phật tử bình thường không có nguy cơ đó, vì thời gian ngồi thiền không nhiều.
Theo giả thuyết bệnh lý, ngọc xá lợi có thể là do bệnh lý như sỏi thận, thế nhưng giả thuyết này cũng không đứng vững vì thực tế những người thông thường (không phải người xuất gia) bị bệnh sỏi thân khi hỏa táng cũng không có xá lợi.
Ngoài ra, các vị cao tăng thường khỏe mạnh, ít bệnh tật, chính vì thế cả ba giả thuyết trên đều chưa thực sự thuyết phục. Nguồn gốc của ngọc xá lợi cũng đã được ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc tìm cách giải thích.
Họ cho rằng cho rằng ngọc xá lợi là do các khoáng tinh thể trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) tạo thành dưới nhiệt độ từ 600 độ C trở lên. Các hạt này có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều... Trong đó các hạt nhỏ lại có thể kết thành hạt lớn hơn trong khoảng nhiệt độ 1.000 - 1.400 độ C.
Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600 độ C, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.
Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600 độ C, sau đó tăng lên 1.00 độ C, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao.