Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ được coi là một trong những cổ vật bí ẩn nhất Việt Nam. Nhiều giả thuyết khác nhau về ý nghĩa, nguồn gốc của cổ vật này đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong một thế kỷ qua.Ngược dòng thời gian, vào năm 1935, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse, cộng tác viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), đã tìm thấy cây đèn này tại một khu mộ trong cuộc khai quật ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật làm bằng đồng, được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.Olov Janse chính là người đầu tiên đưa ra những phân tích và lý giải về tạo hình của cây đèn Lạch Trường. Theo đó, hiện vật có hình người quỳ gối. Hai vai và trên lưng có 3 cành chữ “S”. Mỗi cành có một hình người. Cử chỉ của hình người này cho thấy họ là những vũ côngNgoài ra, trên chân của những tượng này có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ. Hai nhạc công là người thổi sáo và hai nhạc công khác đang chơi một loại nhạc cụ chưa rõ.Tóc của người quỳ được mô tả bằng những cuộn hình xoáy ốc. Janse nhận xét, đây là đặc điểm thường thấy đối với các tượng Phật của Ấn Độ và Viễn Đông. Nó cũng rất tiêu biểu cho nghệ thuật Gandhara Hy Lạp cổ đại.Vành khăn trên trán bức tượng cho thấy dấu hiệu của bậc vương giả. Con mắt không nhìn xuôi mà có tỷ lệ lớn và mở rộng. Theo văn hóa Hy Lạp cổ đại, điều này chứng tỏ sắc đẹp của người được miêu tả. Các cánh tay cũng được trang trí tinh tế.Vòng bụng đầy đặn thể hiện sự sung túc của chủ nhân. Trên hai vai và ngực mang đồ trang sức có thể hình dung là một chuỗi hoa sen hoặc đồ trang sức được trang trí hoa văn hoa sen. Các cánh tay đeo vòng và xung quanh bụng có đeo thắt lưng. Những vật trang sức này đều mang mô típ hoa sen.Mặc dù người đàn ông ở tư thế quỳ nhưng đây không phải là người hầu hạ hoặc người ở vị trí thấp hèn như người ta thường thấy. “Vương miện” và những vật trang điểm cho thấy đây là bức tượng thể hiện một bá tước hoặc một vị thánh, Janse nhận định.Trong tương quan với các nhạc công, vũ nữ đang cầm đèn, người quỳ cũng có kích cỡ lớn hơn nhiều. Mà trong nghệ thuật cổ điển, chính quan hệ kích cỡ này thể hiện sự khác nhau về cấp bậc giữa một vị thánh với người bình thường khi sắp xếp cạnh nhau.Nhà nghiên cứu người Thụy Điển đưa ra kết luận rằng, cây đèn hình người mang trên vai và sau lưng mình những cành cây. Điều này gợi nhớ đến việc vị thần cổ đại Hy Lạp trông nom cái chết và sự sống thường được vẽ với những cành cây cắm sau lưng.Theo Janse, nếu như cây đèn thể hiện nền văn hóa Hy Lạp chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo thần bí thì người ta cũng phải tính đến khả năng ngay cả ánh sáng đèn cũng nhằm hoàn thiện một chức năng thần bí...Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước phủ nhận quan điểm Olov Jane và đưa ra nhiều cách lý giải khác. Dù vậy, những di bút của nhà nghiên cứu người Thụy Điển vẫn có giá trị tham khảo to lớn khi nghiên cứu về cổ vật đặc biệt này.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia Cây đèn hình người quỳ được coi là một trong những cổ vật bí ẩn nhất Việt Nam. Nhiều giả thuyết khác nhau về ý nghĩa, nguồn gốc của cổ vật này đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong một thế kỷ qua.
Ngược dòng thời gian, vào năm 1935, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse, cộng tác viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO), đã tìm thấy cây đèn này tại một khu mộ trong cuộc khai quật ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật làm bằng đồng, được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.
Olov Janse chính là người đầu tiên đưa ra những phân tích và lý giải về tạo hình của cây đèn Lạch Trường. Theo đó, hiện vật có hình người quỳ gối. Hai vai và trên lưng có 3 cành chữ “S”. Mỗi cành có một hình người. Cử chỉ của hình người này cho thấy họ là những vũ công
Ngoài ra, trên chân của những tượng này có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ. Hai nhạc công là người thổi sáo và hai nhạc công khác đang chơi một loại nhạc cụ chưa rõ.
Tóc của người quỳ được mô tả bằng những cuộn hình xoáy ốc. Janse nhận xét, đây là đặc điểm thường thấy đối với các tượng Phật của Ấn Độ và Viễn Đông. Nó cũng rất tiêu biểu cho nghệ thuật Gandhara Hy Lạp cổ đại.
Vành khăn trên trán bức tượng cho thấy dấu hiệu của bậc vương giả. Con mắt không nhìn xuôi mà có tỷ lệ lớn và mở rộng. Theo văn hóa Hy Lạp cổ đại, điều này chứng tỏ sắc đẹp của người được miêu tả. Các cánh tay cũng được trang trí tinh tế.
Vòng bụng đầy đặn thể hiện sự sung túc của chủ nhân. Trên hai vai và ngực mang đồ trang sức có thể hình dung là một chuỗi hoa sen hoặc đồ trang sức được trang trí hoa văn hoa sen. Các cánh tay đeo vòng và xung quanh bụng có đeo thắt lưng. Những vật trang sức này đều mang mô típ hoa sen.
Mặc dù người đàn ông ở tư thế quỳ nhưng đây không phải là người hầu hạ hoặc người ở vị trí thấp hèn như người ta thường thấy. “Vương miện” và những vật trang điểm cho thấy đây là bức tượng thể hiện một bá tước hoặc một vị thánh, Janse nhận định.
Trong tương quan với các nhạc công, vũ nữ đang cầm đèn, người quỳ cũng có kích cỡ lớn hơn nhiều. Mà trong nghệ thuật cổ điển, chính quan hệ kích cỡ này thể hiện sự khác nhau về cấp bậc giữa một vị thánh với người bình thường khi sắp xếp cạnh nhau.
Nhà nghiên cứu người Thụy Điển đưa ra kết luận rằng, cây đèn hình người mang trên vai và sau lưng mình những cành cây. Điều này gợi nhớ đến việc vị thần cổ đại Hy Lạp trông nom cái chết và sự sống thường được vẽ với những cành cây cắm sau lưng.
Theo Janse, nếu như cây đèn thể hiện nền văn hóa Hy Lạp chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo thần bí thì người ta cũng phải tính đến khả năng ngay cả ánh sáng đèn cũng nhằm hoàn thiện một chức năng thần bí...
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước phủ nhận quan điểm Olov Jane và đưa ra nhiều cách lý giải khác. Dù vậy, những di bút của nhà nghiên cứu người Thụy Điển vẫn có giá trị tham khảo to lớn khi nghiên cứu về cổ vật đặc biệt này.