Phía trước Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16 Lê Thái Tổ, bên bờ hồ Hoàn Kiếm) là nơi tọa lạc của một chiếc ghế đá cổ được coi là độc nhất vô nhị của Việt Nam.Chiếc ghế này khá lớn so với một chiếc ghế đá thông thường, với chiều dài tới 2,1 mét, chiều ngang 85 cm và dày 13 cm. Mặt ghế bóng loáng do đã có rất nhiều người ngồi lên trong suốt hơn một thế kỷ qua.Chân ghế là hai khối đá xanh nguyên khối, được tạo tác với những đường nét chắc khỏe. Mỗi chân ghế cao 60 cm, ngang 30 cm.Chiếc ghế không có vai tựa nên trông như một chiếc bàn thấp. Nhờ vậy mà số người ngồi được ở mặt ghế cũng nhiều hơn.Cho đến nay, nguồn gốc của chiếc ghế đá đặc biệt này vẫn là điều tranh cãi trong giới nghiên cứu sử học Việt Nam.Trên báo Hà Nội Mới, nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng chiếc ghế có thể đã có từ đời Lê, vốn được đặt trong Hoàng thành Thăng Long. Vào năm 1897, khi bà Tư Hồng phá dỡ thành Hà Nội đã đem chiếc ghế kê từ điện Kính Thiên ra bờ hồ Hoàn Kiếm.Tuy nhiên, một số nhà sử học cho rằng câu chuyện trên chỉ là truyền miệng của người dân. Chính sử không có ghi chép gì liên quan đến chiếc ghế này cả.Theo cố Giáo sư Phan Huy Lê, chưa thể khẳng định hay phủ định việc chiếc ghế có phải hiện vật của thời Lê hay không, mặc dù dựa trên cảm quan có thể thấy đây là chiếc ghế đã có từ lâu đời.Để xác định chiếc ghế có phải cổ vật từ thời nhà Lê hay không thì phải có cơ sở để đánh giá, ví dụ như hoa văn, họa tiết. Tuy nhiên, chiếc ghế hoàn toàn không có hoa văn họa tiết gì cả.Phó Giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức thì nhận định rằng chiếc ghế có từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.Dù chưa thể xác định niên đại, nhưng các nhà sử học đều thống nhất rằng đây là một chiếc ghế đá cổ xưa, và là một hiện vật độc đáo gắn với lịch sử Hà Nội.Với nhiều người Hà Nội, chiếc ghế là nơi lưu giữ những kỷ niệm êm đềm bên bờ Hồ Gươm – trái tim của Thủ đô.Ngày 6/2/2015, mặt ghế vỡ tan do một tài xế lùi xe bất cẩn. Sau đó hiện vật được phục chế và tiếp tục phục vụ người dân.Sau biết bao thăng trầm cùng năm tháng, chiếc ghế đá vẫn là điểm nghỉ chân của biết bao người qua lại mỗi ngày.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phía trước Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16 Lê Thái Tổ, bên bờ hồ Hoàn Kiếm) là nơi tọa lạc của một chiếc ghế đá cổ được coi là độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Chiếc ghế này khá lớn so với một chiếc ghế đá thông thường, với chiều dài tới 2,1 mét, chiều ngang 85 cm và dày 13 cm. Mặt ghế bóng loáng do đã có rất nhiều người ngồi lên trong suốt hơn một thế kỷ qua.
Chân ghế là hai khối đá xanh nguyên khối, được tạo tác với những đường nét chắc khỏe. Mỗi chân ghế cao 60 cm, ngang 30 cm.
Chiếc ghế không có vai tựa nên trông như một chiếc bàn thấp. Nhờ vậy mà số người ngồi được ở mặt ghế cũng nhiều hơn.
Cho đến nay, nguồn gốc của chiếc ghế đá đặc biệt này vẫn là điều tranh cãi trong giới nghiên cứu sử học Việt Nam.
Trên báo Hà Nội Mới, nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng chiếc ghế có thể đã có từ đời Lê, vốn được đặt trong Hoàng thành Thăng Long. Vào năm 1897, khi bà Tư Hồng phá dỡ thành Hà Nội đã đem chiếc ghế kê từ điện Kính Thiên ra bờ hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên, một số nhà sử học cho rằng câu chuyện trên chỉ là truyền miệng của người dân. Chính sử không có ghi chép gì liên quan đến chiếc ghế này cả.
Theo cố Giáo sư Phan Huy Lê, chưa thể khẳng định hay phủ định việc chiếc ghế có phải hiện vật của thời Lê hay không, mặc dù dựa trên cảm quan có thể thấy đây là chiếc ghế đã có từ lâu đời.
Để xác định chiếc ghế có phải cổ vật từ thời nhà Lê hay không thì phải có cơ sở để đánh giá, ví dụ như hoa văn, họa tiết. Tuy nhiên, chiếc ghế hoàn toàn không có hoa văn họa tiết gì cả.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức thì nhận định rằng chiếc ghế có từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Dù chưa thể xác định niên đại, nhưng các nhà sử học đều thống nhất rằng đây là một chiếc ghế đá cổ xưa, và là một hiện vật độc đáo gắn với lịch sử Hà Nội.
Với nhiều người Hà Nội, chiếc ghế là nơi lưu giữ những kỷ niệm êm đềm bên bờ Hồ Gươm – trái tim của Thủ đô.
Ngày 6/2/2015, mặt ghế vỡ tan do một tài xế lùi xe bất cẩn. Sau đó hiện vật được phục chế và tiếp tục phục vụ người dân.
Sau biết bao thăng trầm cùng năm tháng, chiếc ghế đá vẫn là điểm nghỉ chân của biết bao người qua lại mỗi ngày.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.