Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, có hình tượng “Khôi hạc” nghĩa là chim hạc. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài hạc cổ trắng được xếp vào hạng Sẽ nguy cấp, hạc cổ đen thuộc diện Thiếu dẫn liệu.Đại diện của bò sát xuất hiện trên Anh đỉnh là “Nhiêm xà” – con trăn. Trong Sách Đỏ Việt Nam, các loài trăm đất và trăn gấm được xếp vào diện Rất nguy cấp. Các loài này bị săn bắt với cường độ cao trong tự nhiên để lấy thịt và da.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Tượng” – con voi. Trong Sách Đỏ Việt Nam, voi là loài Rất nguy cấp. Theo số liệu năm 2020 của TT Con người và Thiên nhiên (PanNature), số lượng voi hoang dã ở Việt Nam chỉ còn 124 đến 148 con, nguy cơ tuyệt chủng rất cao.Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Ly ngưu”, nghĩa là con bò tót. Trong Sách Đỏ Việt Nam, bò tót là loài Nguy cấp. Số lượng bò tót ở Việt Nam còn khoảng vài trăm con. Chúng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như săn trộm, xung đột với con người, dịch bệnh...Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh số 7 trong Cửu đỉnh có hình tượng “Hậu ngư”, tức là con sam, loài giáp xác sống ở ven biển. trong Sách Đỏ Việt Nam, loài sam đuôi tam giác được xếp vào hạng Sẽ nguy cấp. Trong tự nhiên, chúng bị đánh bắt như một loại hải sản giá trị.Trên Tuyên đỉnh còn có hình tượng “Ngoan” – tức con vích, loài rùa biển cỡ nhỏ. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài vích được xếp vào diện Nguy cấp. Số lượng của chúng giảm mạnh trong những năm gần đây do nạn đánh bắt bừa bãi và môi trường ô nhiễm.Huyền đỉnh là chiếc đình cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Chiếc đỉnh này có hình tượng “Thốc thu”, nghĩa là chim già đẫy. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài già đẫy Java được xếp vào diện Sẽ nguy cấp.Hình tượng động vật tiếp theo trên Huyền đỉnh là “Quế đố” - con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước. Trong Sách Đỏ Việt Nam, cà cuống là loài Sẽ nguy cấp. Nguy cơ lớn nhất với loài này là tình trạng sử dụng hoá chất không kiểm soát trong sản xuất nông nghiệp.Hình tượng “Mãng xà” trên Huyền đỉnh thể hiện loài rắn lớn nhất, vua của các loài rắn theo quan niệm dân gian. Trên góc nhìn khoa học thì đây chính là loài rắn hổ mang chúa. Trong Sách Đỏ Việt Nam, hổ mang chúa đã rơi vào tình trạng Rất nguy cấp.Con vật cuối cùng trên Huyền đỉnh là “Sơn mã”, nghĩa là con mang, loài vật giống hươu nhưng nhỏ hơn. trong Sách Đỏ Việt Nam, loài mang lớn thuộc diện Rất nguy cấp, mang Trường Sơn là loài Thiếu dẫn liệu. Trong hai loài này, mang lớn có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, có hình tượng “Khôi hạc” nghĩa là chim hạc. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài hạc cổ trắng được xếp vào hạng Sẽ nguy cấp, hạc cổ đen thuộc diện Thiếu dẫn liệu.
Đại diện của bò sát xuất hiện trên Anh đỉnh là “Nhiêm xà” – con trăn. Trong Sách Đỏ Việt Nam, các loài trăm đất và trăn gấm được xếp vào diện Rất nguy cấp. Các loài này bị săn bắt với cường độ cao trong tự nhiên để lấy thịt và da.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Tượng” – con voi. Trong Sách Đỏ Việt Nam, voi là loài Rất nguy cấp. Theo số liệu năm 2020 của TT Con người và Thiên nhiên (PanNature), số lượng voi hoang dã ở Việt Nam chỉ còn 124 đến 148 con, nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Ly ngưu”, nghĩa là con bò tót. Trong Sách Đỏ Việt Nam, bò tót là loài Nguy cấp. Số lượng bò tót ở Việt Nam còn khoảng vài trăm con. Chúng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như săn trộm, xung đột với con người, dịch bệnh...
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh số 7 trong Cửu đỉnh có hình tượng “Hậu ngư”, tức là con sam, loài giáp xác sống ở ven biển. trong Sách Đỏ Việt Nam, loài sam đuôi tam giác được xếp vào hạng Sẽ nguy cấp. Trong tự nhiên, chúng bị đánh bắt như một loại hải sản giá trị.
Trên Tuyên đỉnh còn có hình tượng “Ngoan” – tức con vích, loài rùa biển cỡ nhỏ. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài vích được xếp vào diện Nguy cấp. Số lượng của chúng giảm mạnh trong những năm gần đây do nạn đánh bắt bừa bãi và môi trường ô nhiễm.
Huyền đỉnh là chiếc đình cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Chiếc đỉnh này có hình tượng “Thốc thu”, nghĩa là chim già đẫy. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài già đẫy Java được xếp vào diện Sẽ nguy cấp.
Hình tượng động vật tiếp theo trên Huyền đỉnh là “Quế đố” - con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước. Trong Sách Đỏ Việt Nam, cà cuống là loài Sẽ nguy cấp. Nguy cơ lớn nhất với loài này là tình trạng sử dụng hoá chất không kiểm soát trong sản xuất nông nghiệp.
Hình tượng “Mãng xà” trên Huyền đỉnh thể hiện loài rắn lớn nhất, vua của các loài rắn theo quan niệm dân gian. Trên góc nhìn khoa học thì đây chính là loài rắn hổ mang chúa. Trong Sách Đỏ Việt Nam, hổ mang chúa đã rơi vào tình trạng Rất nguy cấp.
Con vật cuối cùng trên Huyền đỉnh là “Sơn mã”, nghĩa là con mang, loài vật giống hươu nhưng nhỏ hơn. trong Sách Đỏ Việt Nam, loài mang lớn thuộc diện Rất nguy cấp, mang Trường Sơn là loài Thiếu dẫn liệu. Trong hai loài này, mang lớn có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.