Chính vì quan niệm này nên mọi người thường rất thích chó vào nhà, nhưng khi có mèo lạ bén mảng đến, họ sẽ nhanh chóng xua đuổi đi. Thế nhưng thực tế, câu nói đầy đủ của người xưa đó là “Lợn đến nhà thì nghèo, chó đến nhà thì phú, mèo đến thì nhà có tang”. Vậy tại sao cổ nhân lại nói như thế?
Ảnh minh họa.
Lợn đến nhà thì nghèo
Lợn vốn là một loại gia súc quen thuộc ở vùng nông thôn, thường nuôi để lấy thịt. Đặc tính của loài động vật này là hết ăn lại nằm, cả ngày chỉ có ăn và ngủ. Đây là loài động vật lười biếng, không biết làm làm. Chưa kể, ở nông thôn thời xưa đa phần các gia đình đều sống khó khăn. Nếu lười biếng, không chịu làm việc thì đến miếng ăn cũng khó mà kiếm được.
Tại nhiều cổng chùa, cổng nhà, hình ảnh chú chó còn được làm thành tượng đá để trông giữ. Những chú chó có thể phân biệt được tà ma, có chó canh cửa thì tà ma sẽ không thể xâm phạm. Vì thế, nếu chó đến nhà sẽ mang ý nghĩa cầu may. Nhiều người gọi chó trực tiếp là “phúc đến” hoặc “vượng tài”.
Nguyên nhân bởi, người xưa quan niệm “chó đến nhà thì phú” là vì tiếng chó sủa là đồng âm của “Wang”, có nghĩa là Vượng. Mọi người tin rằng chó là linh vật, có câu rằng “khẩn giảo nhân, mạn giảo Thần, bất khẩn bất mạn giảo quỷ hồn”. Hiểu đơn giản rằng, nếu một con chó cứ sủa vào ban đêm, sủa hăng và liên tục rất có thể là một người lạ đang đến gần nhà bạn. Và nếu con chó sủa chậm, thỉnh thoảng mới có tiếng có nghĩa là một vị Thần đang đi ngang qua; nếu nó sủa không ngừng, có nghĩa là một tà ma nào đó đang đi ngang qua.
Đặc biệt, nuôi chó không cần cho ăn quá cầu kỳ, chúng chỉ cần thức ăn thừa trong nhà là đủ nhưng vẫn ngoan ngoãn trông giữ nhà cửa. Do đó, chó là tay chân đắc lực của chủ nhân người bạn trung thành của loài người. Nếu như chó hoang đến nhà, thường sẽ được mọi người yêu thích và giữ lại để nuôi.
Mèo đến nhà thì có tang
Mèo cũng là một trong những vật nuôi phổ biến của nhiều gia đình. Đặc biệt ở khu vực nông thôn ngày xưa, người ta thường nuôi mèo để bắt chuột, bảo vệ mùa màng và thóc lúa. Là một con vật có ích như thế, tại sao mèo đến nhà lại khiến gia chủ cảm thấy đen đủi?
Nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sinh sống của loài vật này. Thứ nhất, mèo là những con vật sống và săn bắt mồi chủ yếu vào ban đêm. Mèo thường hay bắt chuột, sau đó mang theo những con chuột chết, hôi thối về nhà. Mà vốn dĩ theo quan điểm lâu đời của người Việt Nam, nếu nhìn thấy sự chết chóc ở trong nhà thì đó là điều chẳng lành. Do đó, người xưa quan niệm con mèo là loài động vật luôn đem đến những điều xui xẻo cho gia đình.
Thứ hai, nếu so sánh với chó thì mèo là một loài vật không trung thành. Nếu có ăn thì chúng ở, còn không chúng sẽ bỏ đi nơi khác. Chính vì thế, mèo cũng là một điềm báo cho sự mất mát.
Vì thế, người ta thường dành nhiều thiện cảm cho chó vì nó mang lại điều tốt lành, còn mèo có thể đem đến điều kém may mắn. Hơn nữa, người xưa cho rằng mèo cũng là “tiểu hổ” – một loài vật hung dữ khiến nhiều người sợ hãi và còn cả quan niệm “mèo già hóa cáo”. Ngoài ra, người Việt xưa còn cho rằng, tiếng kêu “gâu gâu” của chó giống với “giầu giầu”, còn mèo lại kêu “meo meo” lại giống với “nghèo nghèo”.
Thực tế, dù là con người, loài vật hay cây cối đều có một trường sinh học đặc biệt. Theo góc nhìn khoa học, những nơi có trường sinh học lành chó thường hay lui tới, còn mèo lại thường xuyên trú ngụ tại khu vực có trường sinh học, luồng bức xạ xấu. Theo tiến sĩ Kramer – Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, những người nuôi chó có tỉ lệ tử vong thấp hơn, giảm thiểu được những căn bệnh liên quan tới tim mạch cũng như giảm được stress.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bang Washington – Hoa Kỳ cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, mỗi ngày chỉ cần 10 phút vuốt ve chó cưng có thể giảm thiểu hormone cortisol gây căng thẳng trong cơ thể. Vì thế, người ta mới quan niệm rằng, chó đến nhà sẽ đem đến điều tích cực, còn mèo đến nhà là xúi quẩy.
Điều đáng nói, Việt Nam coi chó là con vật biểu trưng cho điều giàu sang, may mắn và trung thành; thế nhưng tại vùng đất Ai Cập hay Trung Hoa, mèo chính là linh vật tượng trưng cho điều tốt đẹp.