1. Trong số các hội quán cổ ở Hội An, hội quán Phúc Kiến (số 46, Trần Phú) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, mang phong cách kiến trúc đặc sắc của người Phúc Kiến.Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, hội quán Phúc Kiến cũng là địa điểm nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hội An. Người dân và du khách thường đến hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và cầu tự.2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của người Hoa Quảng Đông. So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho hội quán này vẻ độc đáo riêng.Hội quán Quảng Đông cũng được biết đến với lễ hội Nguyên tiêu thu hút hàng vạn người. Lễ hội này diễn ra sôi nổi vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc.3. Hội quán Ngũ Bang (số 64 phố Trần Phú, còn có tên gọi là Hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội Quán) là hội quán người Hoa xuất hiện sớm nhất ở Hội An. Hội quán được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương gia người Hoa đến từ 5 bang, là một điểm sinh hoạt văn hóa không phân biệt quê quán của Hoa kiều. Đây chính là nét độc đáo so với những hội quán người Hoa khác ở Việt Nam.Về kiến trúc, hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo phong cách đặc trưng của hội quán người Hoa, nhưng pha trộn một số chi tiết trang trí của phong cách kiến trúc địa phương Hội An.4. Hội quán Hải Nam (còn gọi là hội quán Quỳnh Phủ) tọa lạc tại số 10 Trần Phú có lịch sử ra đời rất đặc biệt. Hội quán này được lập để làm nơi thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền.Hội quán nằm trong một khuôn viên khá rộng rãi với những nét kiến trúc đặc trưng của cộng đồng người Hoa gốc Hải Nam và Gia Ứng. Nét nổi bật của hội quán là các khám thờ trong chánh điện được điêu khắc tinh vi thể hiện sự tài tình giàu nghệ thuật trong kỹ thuật điêu khắc truyền thống.5. Hội quán Triều Châu (số 157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845, là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.Nét độc đáo trong kiến trúc hội quán này là những bộ khung gỗ, các khám thờ, hệ cửa được trạm gỗ chạm trổ sắc sảo; những họa tiết trang trí theo các điển tích, truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ công phu và tuyệt đẹp trên các bờ nóc, bờ chảy. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia.
1. Trong số các hội quán cổ ở Hội An, hội quán Phúc Kiến (số 46, Trần Phú) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, mang phong cách kiến trúc đặc sắc của người Phúc Kiến.
Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, hội quán Phúc Kiến cũng là địa điểm nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hội An. Người dân và du khách thường đến hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc và cầu tự.
2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của người Hoa Quảng Đông. So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho hội quán này vẻ độc đáo riêng.
Hội quán Quảng Đông cũng được biết đến với lễ hội Nguyên tiêu thu hút hàng vạn người. Lễ hội này diễn ra sôi nổi vào dịp Rằm tháng Giêng hàng năm với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc.
3. Hội quán Ngũ Bang (số 64 phố Trần Phú, còn có tên gọi là Hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội Quán) là hội quán người Hoa xuất hiện sớm nhất ở Hội An. Hội quán được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương gia người Hoa đến từ 5 bang, là một điểm sinh hoạt văn hóa không phân biệt quê quán của Hoa kiều. Đây chính là nét độc đáo so với những hội quán người Hoa khác ở Việt Nam.
Về kiến trúc, hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo phong cách đặc trưng của hội quán người Hoa, nhưng pha trộn một số chi tiết trang trí của phong cách kiến trúc địa phương Hội An.
4. Hội quán Hải Nam (còn gọi là hội quán Quỳnh Phủ) tọa lạc tại số 10 Trần Phú có lịch sử ra đời rất đặc biệt. Hội quán này được lập để làm nơi thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền.
Hội quán nằm trong một khuôn viên khá rộng rãi với những nét kiến trúc đặc trưng của cộng đồng người Hoa gốc Hải Nam và Gia Ứng. Nét nổi bật của hội quán là các khám thờ trong chánh điện được điêu khắc tinh vi thể hiện sự tài tình giàu nghệ thuật trong kỹ thuật điêu khắc truyền thống.
5. Hội quán Triều Châu (số 157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845, là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.
Nét độc đáo trong kiến trúc hội quán này là những bộ khung gỗ, các khám thờ, hệ cửa được trạm gỗ chạm trổ sắc sảo; những họa tiết trang trí theo các điển tích, truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ công phu và tuyệt đẹp trên các bờ nóc, bờ chảy. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia.