Từ hàng ngàn năm trước, con người đã tổ chức những lễ hội đánh dấu khởi đầu của một năm lịch mới. Một số trong các lễ hội này vẫn đang được duy trì bởi hàng triệu người trên thế giới. Những lễ hội năm mới này thường có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị và tôn giáo, nhưng nó chẳng khác biệt mấy so với việc chúng ta mừng năm mới bằng rượu, các bữa tiệc và pháo hoa ngày nay. Hãy cùng khám phá các lễ hội đón năm mới vô cùng độc đáo của 4 nền văn minh lâu đời trên thế giới.
1. Wepet Renpet (Ai Cập cổ đại): Nền văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nile. Vì thế, năm mới của họ không được tổ chức vào một ngày chính xác bởi nó tương ứng với lũ lụt hằng năm của con sông huyền thoại này. Lễ hội này được gọi là Wepet Renet, có nghĩa là “mở cửa năm mới”. Nó được tổ chức trong tháng Bảy trước đợt ngập lụt của sông Nile, giúp đảm bảo mùa vụ nông nghiệp tươi tốt trong năm sau. Năm mới được xem là thời gian của sự tái sinh và hồi xuân và nó đã được vinh danh bằng những lễ hội, nghi lễ tôn giáo đặc biệt, cùng với những cuộc hội họp cộng đồng. Ảnh: Thần Ra.
Đây cũng là khoảng thời gian để họ được dịp ngất ngây trong men rượu. Khám phá gần đây tại các đền thờ thần Mut cho thấy, trong thời gian cai trị của Pharaoh Hatshepsut, tháng đầu năm đã được tổ chức như một “Lễ hội say rượu”. Ảnh: Mô tả lễ hội Wepet Renpet.
Lễ hội lớn này được gắn liền với huyền thoại về Sekhmet, một nữ thần chiến tranh đã từng lên kế hoạch tiêu diệt loài người cho đến khi bị thần Mặt trời lừa uống say đến bất tỉnh. Người Ai Cập sẽ ăn mừng sự cứu rỗi này bằng âm nhạc, lễ hội vui chơi và có lẽ quan trọng nhất là rất nhiều bia. Ảnh: Nữ thần Sekhmet.
2. Tết Dương lịch ở La Mã cổ đại: Cũng như Á đông, La Mã cũng đón năm mới tương ứng vào xuân phân, nhưng họ căn cứ theo Dương lịch. Nó được tổ chức vào ngày mồng một tháng Giêng. Ảnh: Thần Janus.
Đối với người La Mã cổ đại, tháng Giêng có ý nghĩa thật đặc biệt. Tên của tháng Giêng – January - bắt nguồn từ tên vị thần Janus hai mặt, vị thần của sự thay đổi và khởi đầu. Janus được xem như biểu tượng để nhìn lại cái cũ và hướng về cái mới, cái tốt đẹp hơn. Ảnh: Tiền xu có hình thần Janus.
La Mã sẽ kỷ niệm năm mới, ngày đầu tiên của tháng Giêng, bằng cách cúng dường cho thần Janus với hy vọng sẽ thu được nhiều may mắn trong năm mới. Đây là khoảng thời gian để người ta tính toán cho 12 tháng sắp tới. Họ tặng bạn bè, người thân bằng những quả sung và mật ong. Trong ngày đầu năm mới, họ sẽ cố gắng làm một việc nào đó và biếng nhác trong ngày này sẽ là điềm xui xẻo của cả năm. Ảnh: Lịch của người La Mã.
Ngày nay, ngày Tết dương lịch đã và đang ảnh hưởng trên phần lớn các dân tộc trên thế giới bởi tính quốc tế và phổ biến của nó. Vào những ngày này, các quốc gia kỷ niệm năm mới bằng Tết dương lịch thường diễn ra những lễ hội lớn cùng những chuỗi ngày vui chơi nghỉ dưỡng thỏa thích trong chuỗi ngày nghỉ bắt đầu từ dịp Giáng sinh. Ảnh: Tranh mô tả cảnh đón năm mới thời La Mã.
Các gia đình đón chào năm mới bằng sâm-panh, bánh mứt và trang hoàng nhà cửa đón năm mới. Các thành phố lớn thì tổ chức bắn pháo hoa mừng năm mới.
3. Lễ hội Akitu (Babylon cổ đại): Vào kỳ trăng non đầu tiên cuối tháng Ba, lúc xuân phân, người Babylon của vùng Lưỡng Hà cổ đại sẽ tôn vinh sự hồi sinh của thế giới tự nhiên bằng một lễ hội lớn và dài ngày được gọi là Akitu. Ảnh: Lễ hội Akitu - điêu khắc.
Lễ hội này diễn ra sớm nhất cách đây 4.000 năm. Nó diễn ra dựa trên những mối liên hệ với tôn giáo và thần thoại. Trong lễ hội Akitu, tượng của các vị thần sẽ được diễu hành qua các đường phố lớn với những nghi lễ kỉ niệm chiến công của dân tộc. Ảnh: Hoàng đế Babylon.
Thông qua những nghi lễ này, họ tin rằng thế giới đã được làm sạch và họ cùng chào đón, chuẩn bị cho năm mới với sự trở lại của mùa xuân. Ảnh: Diễu hành qua các đường phố.
Cái tên Akitu theo tiếng Summer có nghĩa là cắt lúa mạch hay thu hoạch lúa mạch. Trong tôn giáo của Babylon, nó kỉ niệm cho chiến thắng của thần Marduk. Marduk được coi như vị thần của cái chết và sự tái sinh. Điều này được phản ánh dựa trên nền nông nghiệp với việc gieo trồng và thu hoạch. Ảnh: Thần Marduk.
Một khía cạnh đặc biệt của lễ hội Akita là nó liên quan đến nghi thức sỉ nhục và thử sức chịu đựng của nhà vua Babylon. Theo ghi chép để lại, nhà vua sẽ đứng trước tượng vị thần Marduk, tước y phục hoàng đế của mình và thề rằng sẽ đưa đất nước đến vinh quang. Một thầy tế sau đó sẽ tát vào mặt và kéo tai quốc vương. Điều này sẽ làm cho đức vua phát khóc. Nếu nước mắt của quốc vương rơi, nó được coi là một dấu hiệu cho thấy Marduk đã hài lòng và nó tượng trưng cho sự cai trị rộng lớn của nhà vua. Ảnh: Thần Marduk và quái vật.
Một số nhà sử học đã lập luận rằng những yếu tố chính trị trong Akitu được sử dụng bởi chế độ quân chủ như một công cụ để tái khẳng định quyền năng thiêng liêng của nhà vua đối với người dân của mình. Ảnh: Lễ hội Akitu.
Lễ hội vẫn được tổ chức cho đến thời kỳ La Mã. Nó được tổ chức tại Syria, Emessa… Hoàng đế La Mã Elagabalus (r. 218-222), người gốc Syria, thậm chí đã giới thiệu lễ hội này tại Ý. Ảnh: Lịch Babylon được điêu khắc trên đá.
4. Nowruz (Ba Tư cổ đại): Nowruz là một lễ hội năm mới lớn được tổ chức tại Iran và một số nơi tại Trung cận Đông. Nowruz có nghĩa là “ngày mới”. Đây là một lễ hội có nguồn gốc xa xưa đã có từ thời cổ đại. Nó được gọi một cách rộng rãi là “Năm mới Ba Tư”. Lễ hội này diễn ra vào xuân phân tháng Ba và được cho là bắt nguồn từ Iran và là một phần của Hỏa Giáo. Ảnh: Lễ hội Nowruz.
Không giống như nhiều lễ hội khác ở Ba Tư cổ đại, Nowruz luôn được xem là một ngày lễ quan trọng ngay cả sau cuộc chinh phục của Ba Tư - Iran bởi Alexander Đại đế vào năm 333 trước Công nguyên và sự có mặt của Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7. Ảnh: Chuẩn bị cho lễ Nowruz.
Nowruz được xem như một lễ hội kỷ niệm sự tái sinh và sự trở lại của mùa xuân. Vua sẽ sử dụng kỳ nghỉ này để tổ chức các bữa tiệc xa hoa, phân phát quà tặng cho dân chúng. Ảnh: Điêu khắc mô tả lễ hội Nowruz.
Từ thời kỳ Achaemenes, một năm chính thức được bắt đầu bằng Năm mới - thời điểm Mặt Trời rời khỏi cung Song Ngư và tiến vào cung Bạch Dương, dấu hiệu của Xuân phân. Nowruz cũng là một ngày linh thiêng của người Sufi, người Ismail, người Alawi, người Alevi. Ảnh: Bức tường mô tả lễ hội Nowruz.
Thuật ngữ Nowruz xuất hiện lần đầu trong các ghi chép Ba Tư vào thế kỷ 2, song nó đã là một ngày quan trọng từ thời Achaemenes (548 – 330 TCN), khi vào ngày Nowruz, các quốc vương từ những nước khác nhau thuộc Đế quốc Ba Tư đem cống phẩm cho Hoàng đế - cũng được gọi là Vua của các vua của Ba Tư. Ảnh: Các món ăn trong lễ Nowruz.
Tầm quan trọng của Nowruz trong Đế quốc Achaemenes có thể được minh họa bằng việc Đại đế Ba Tư Cambyses II chỉ có thể trở thành Vua hợp pháp của Babylon sau khi ông tham gia vào lễ hội Năm mới. Ảnh: Đế chế Ba Tư.
Mời quý độc giả xem video: Hà Nội: Chợ hoa 500 tuổi rộn ràng đón Tết. nguồn: VTC.
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã tổ chức những lễ hội đánh dấu khởi đầu của một năm lịch mới. Một số trong các lễ hội này vẫn đang được duy trì bởi hàng triệu người trên thế giới. Những lễ hội năm mới này thường có ý nghĩa quan trọng về xã hội, chính trị và tôn giáo, nhưng nó chẳng khác biệt mấy so với việc chúng ta mừng năm mới bằng rượu, các bữa tiệc và pháo hoa ngày nay. Hãy cùng khám phá các lễ hội đón năm mới vô cùng độc đáo của 4 nền văn minh lâu đời trên thế giới.
1. Wepet Renpet (Ai Cập cổ đại): Nền văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nile. Vì thế, năm mới của họ không được tổ chức vào một ngày chính xác bởi nó tương ứng với lũ lụt hằng năm của con sông huyền thoại này. Lễ hội này được gọi là Wepet Renet, có nghĩa là “mở cửa năm mới”. Nó được tổ chức trong tháng Bảy trước đợt ngập lụt của sông Nile, giúp đảm bảo mùa vụ nông nghiệp tươi tốt trong năm sau. Năm mới được xem là thời gian của sự tái sinh và hồi xuân và nó đã được vinh danh bằng những lễ hội, nghi lễ tôn giáo đặc biệt, cùng với những cuộc hội họp cộng đồng. Ảnh: Thần Ra.
Đây cũng là khoảng thời gian để họ được dịp ngất ngây trong men rượu. Khám phá gần đây tại các đền thờ thần Mut cho thấy, trong thời gian cai trị của Pharaoh Hatshepsut, tháng đầu năm đã được tổ chức như một “Lễ hội say rượu”. Ảnh: Mô tả lễ hội Wepet Renpet.
Lễ hội lớn này được gắn liền với huyền thoại về Sekhmet, một nữ thần chiến tranh đã từng lên kế hoạch tiêu diệt loài người cho đến khi bị thần Mặt trời lừa uống say đến bất tỉnh. Người Ai Cập sẽ ăn mừng sự cứu rỗi này bằng âm nhạc, lễ hội vui chơi và có lẽ quan trọng nhất là rất nhiều bia. Ảnh: Nữ thần Sekhmet.
2. Tết Dương lịch ở La Mã cổ đại: Cũng như Á đông, La Mã cũng đón năm mới tương ứng vào xuân phân, nhưng họ căn cứ theo Dương lịch. Nó được tổ chức vào ngày mồng một tháng Giêng. Ảnh: Thần Janus.
Đối với người La Mã cổ đại, tháng Giêng có ý nghĩa thật đặc biệt. Tên của tháng Giêng – January - bắt nguồn từ tên vị thần Janus hai mặt, vị thần của sự thay đổi và khởi đầu. Janus được xem như biểu tượng để nhìn lại cái cũ và hướng về cái mới, cái tốt đẹp hơn. Ảnh: Tiền xu có hình thần Janus.
La Mã sẽ kỷ niệm năm mới, ngày đầu tiên của tháng Giêng, bằng cách cúng dường cho thần Janus với hy vọng sẽ thu được nhiều may mắn trong năm mới. Đây là khoảng thời gian để người ta tính toán cho 12 tháng sắp tới. Họ tặng bạn bè, người thân bằng những quả sung và mật ong. Trong ngày đầu năm mới, họ sẽ cố gắng làm một việc nào đó và biếng nhác trong ngày này sẽ là điềm xui xẻo của cả năm. Ảnh: Lịch của người La Mã.
Ngày nay, ngày Tết dương lịch đã và đang ảnh hưởng trên phần lớn các dân tộc trên thế giới bởi tính quốc tế và phổ biến của nó. Vào những ngày này, các quốc gia kỷ niệm năm mới bằng Tết dương lịch thường diễn ra những lễ hội lớn cùng những chuỗi ngày vui chơi nghỉ dưỡng thỏa thích trong chuỗi ngày nghỉ bắt đầu từ dịp Giáng sinh. Ảnh: Tranh mô tả cảnh đón năm mới thời La Mã.
Các gia đình đón chào năm mới bằng sâm-panh, bánh mứt và trang hoàng nhà cửa đón năm mới. Các thành phố lớn thì tổ chức bắn pháo hoa mừng năm mới.
3. Lễ hội Akitu (Babylon cổ đại): Vào kỳ trăng non đầu tiên cuối tháng Ba, lúc xuân phân, người Babylon của vùng Lưỡng Hà cổ đại sẽ tôn vinh sự hồi sinh của thế giới tự nhiên bằng một lễ hội lớn và dài ngày được gọi là Akitu. Ảnh: Lễ hội Akitu - điêu khắc.
Lễ hội này diễn ra sớm nhất cách đây 4.000 năm. Nó diễn ra dựa trên những mối liên hệ với tôn giáo và thần thoại. Trong lễ hội Akitu, tượng của các vị thần sẽ được diễu hành qua các đường phố lớn với những nghi lễ kỉ niệm chiến công của dân tộc. Ảnh: Hoàng đế Babylon.
Thông qua những nghi lễ này, họ tin rằng thế giới đã được làm sạch và họ cùng chào đón, chuẩn bị cho năm mới với sự trở lại của mùa xuân. Ảnh: Diễu hành qua các đường phố.
Cái tên Akitu theo tiếng Summer có nghĩa là cắt lúa mạch hay thu hoạch lúa mạch. Trong tôn giáo của Babylon, nó kỉ niệm cho chiến thắng của thần Marduk. Marduk được coi như vị thần của cái chết và sự tái sinh. Điều này được phản ánh dựa trên nền nông nghiệp với việc gieo trồng và thu hoạch. Ảnh: Thần Marduk.
Một khía cạnh đặc biệt của lễ hội Akita là nó liên quan đến nghi thức sỉ nhục và thử sức chịu đựng của nhà vua Babylon. Theo ghi chép để lại, nhà vua sẽ đứng trước tượng vị thần Marduk, tước y phục hoàng đế của mình và thề rằng sẽ đưa đất nước đến vinh quang. Một thầy tế sau đó sẽ tát vào mặt và kéo tai quốc vương. Điều này sẽ làm cho đức vua phát khóc. Nếu nước mắt của quốc vương rơi, nó được coi là một dấu hiệu cho thấy Marduk đã hài lòng và nó tượng trưng cho sự cai trị rộng lớn của nhà vua. Ảnh: Thần Marduk và quái vật.
Một số nhà sử học đã lập luận rằng những yếu tố chính trị trong Akitu được sử dụng bởi chế độ quân chủ như một công cụ để tái khẳng định quyền năng thiêng liêng của nhà vua đối với người dân của mình. Ảnh: Lễ hội Akitu.
Lễ hội vẫn được tổ chức cho đến thời kỳ La Mã. Nó được tổ chức tại Syria, Emessa… Hoàng đế La Mã Elagabalus (r. 218-222), người gốc Syria, thậm chí đã giới thiệu lễ hội này tại Ý. Ảnh: Lịch Babylon được điêu khắc trên đá.
4. Nowruz (Ba Tư cổ đại): Nowruz là một lễ hội năm mới lớn được tổ chức tại Iran và một số nơi tại Trung cận Đông. Nowruz có nghĩa là “ngày mới”. Đây là một lễ hội có nguồn gốc xa xưa đã có từ thời cổ đại. Nó được gọi một cách rộng rãi là “Năm mới Ba Tư”. Lễ hội này diễn ra vào xuân phân tháng Ba và được cho là bắt nguồn từ Iran và là một phần của Hỏa Giáo. Ảnh: Lễ hội Nowruz.
Không giống như nhiều lễ hội khác ở Ba Tư cổ đại, Nowruz luôn được xem là một ngày lễ quan trọng ngay cả sau cuộc chinh phục của Ba Tư - Iran bởi Alexander Đại đế vào năm 333 trước Công nguyên và sự có mặt của Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7. Ảnh: Chuẩn bị cho lễ Nowruz.
Nowruz được xem như một lễ hội kỷ niệm sự tái sinh và sự trở lại của mùa xuân. Vua sẽ sử dụng kỳ nghỉ này để tổ chức các bữa tiệc xa hoa, phân phát quà tặng cho dân chúng. Ảnh: Điêu khắc mô tả lễ hội Nowruz.
Từ thời kỳ Achaemenes, một năm chính thức được bắt đầu bằng Năm mới - thời điểm Mặt Trời rời khỏi cung Song Ngư và tiến vào cung Bạch Dương, dấu hiệu của Xuân phân. Nowruz cũng là một ngày linh thiêng của người Sufi, người Ismail, người Alawi, người Alevi. Ảnh: Bức tường mô tả lễ hội Nowruz.
Thuật ngữ Nowruz xuất hiện lần đầu trong các ghi chép Ba Tư vào thế kỷ 2, song nó đã là một ngày quan trọng từ thời Achaemenes (548 – 330 TCN), khi vào ngày Nowruz, các quốc vương từ những nước khác nhau thuộc Đế quốc Ba Tư đem cống phẩm cho Hoàng đế - cũng được gọi là Vua của các vua của Ba Tư. Ảnh: Các món ăn trong lễ Nowruz.
Tầm quan trọng của Nowruz trong Đế quốc Achaemenes có thể được minh họa bằng việc Đại đế Ba Tư Cambyses II chỉ có thể trở thành Vua hợp pháp của Babylon sau khi ông tham gia vào lễ hội Năm mới. Ảnh: Đế chế Ba Tư.
Mời quý độc giả xem video: Hà Nội: Chợ hoa 500 tuổi rộn ràng đón Tết. nguồn: VTC.