1. Tháp Đôi. Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Nét độc đáo của tháp Đôi là cả hai tòa tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat. 2. Tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít là tên gọi của một cụm tháp Chăm nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Đây là một trong những quần thể tháp Chăm có số lượng nhiều nhất Việt Nam, với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa). 3. Tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn) của người Chăm xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.Tháp cao 20m, mang kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa. So với nhiều tháp Chăm khác, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mỹ. 4. Tháp Dương Long. Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Đây là những ngọn tháp Chăm cao nhất Việt Nam. 5. Tháp Thủ Thiện. Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp Chăm độc đáo hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Tháp mang kiến trúc điển hình của đền tháp Chăm với thân vuông, có 1 cửa chính và 3 cửa giả, đỉnh tháp có nhiều tầng... 6. Tháp Phú Lốc. Nằm trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ. 7. Tháp Bình Lâm. Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11.Khác với đa số các tháp Chăm được biết đến, tháp Bình Lâm nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc .
1. Tháp Đôi. Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nét độc đáo của tháp Đôi là cả hai tòa tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat.
2. Tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít là tên gọi của một cụm tháp Chăm nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Đây là một trong những quần thể tháp Chăm có số lượng nhiều nhất Việt Nam, với 4 ngọn tháp, gồm: tháp thờ chính (Kalan); tháp Cổng (Gopura); tháp Hỏa (Kosagrha); tháp Bia (Porsa).
3. Tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn) của người Chăm xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tháp cao 20m, mang kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa. So với nhiều tháp Chăm khác, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mỹ.
4. Tháp Dương Long. Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Đây là những ngọn tháp Chăm cao nhất Việt Nam.
5. Tháp Thủ Thiện. Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp Chăm độc đáo hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Tháp mang kiến trúc điển hình của đền tháp Chăm với thân vuông, có 1 cửa chính và 3 cửa giả, đỉnh tháp có nhiều tầng...
6. Tháp Phú Lốc. Nằm trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.
So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ.
7. Tháp Bình Lâm. Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11.
Khác với đa số các tháp Chăm được biết đến, tháp Bình Lâm nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc .