Tử Cấm Thành là biểu tượng cho quyền lực, nơi ẩn chứa những "báu vật" văn hóa của Trung Quốc trong suốt triều đại thời Minh - Thanh. Sắc màu chủ đạo, nổi bật của Tử Cấm Thành là vàng và đỏ - gợi cảm giác về sự quyền quý, uy nghiêm.Thế nhưng, một điều có thể gây bất ngờ với nhiều người, đó là chữ "Tử" trong "Tử Cấm Thành" không chỉ mang nghĩa "thiên tử", "con trời" mà còn mang nghĩa chỉ màu tím. Đây là sắc màu tượng trưng cho tinh tú, ánh sáng của vì sao trên trời. Và chữ tử" này xuất phát từ thành ngữ "tử khí đông lai".Theo truyền thuyết, trước lúc Lão Tử đi qua Hàm Cốc quan, hay còn gọi là đèo Hàm Cốc thì Doãn Hỉ nhìn thấy có luồng khí màu tím (tử khí) xuất hiện từ phía đông. Đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có thánh nhân qua đèo. Quả nhiên, một lát sau, Lão Tử cưỡi trâu xuất hiện ở phía đông. Người xưa cho rằng đây chính là dấu hiệu của vận may, cát tường. Từ đó người ta sử dụng "tử khí đông lai" để nói về sự may mắn.Vậy tại sao màu sắc chủ đạo củaTử Cấm Thành lại là vàng và đỏ? Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, màu đỏ tượng trưng cho sự vui mừng, còn có ngụ ý chỉ sự trang nghiêm, hạnh phúc và cát tường. Còn màu vàng là biểu trưng cho quyền lực tối thượng, dành riêng cho bậc quân vương. Ảnh: Sohu.Màu đỏ và vàng của Tử Cấm Thành biểu tượng cho sự may mắn và oai nghiêm, quyền lực, khiến người khác phải run sợ. Ảnh: IFLY.Tử Cấm Thành được xây vào năm 1406, tức là vào thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt xuất và lỗi lạc. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Ảnh: Sohu.Và làm nên công trình vĩ đại này, có công góp sức của một thái giám người Việt. Theo cuốn "Thủy đông nhật ký" do Diệp Thịnh nhà Minh viết, Nguyễn An là một trong những người tham gia thiết kế cho Tử Cấm Thành, được Minh Thành Tổ giao trọng trách lớn lao. Ảnh: Sohu.Tử Cấm Thành là tập hợp của 800 cung điện lớn nhỏ. Các cung chính tập trung ở phần nội đình hay còn gọi là hậu cung.Nội đình cũng được chia làm 2 phần là Đông – Tây lục cung và Nội đình tam cung cùng một số cung khác. Trong đó, Nội đình tam cung bao gồm: Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Thái Hòa điện. Hai bên của Nội đình là cung của các quý phi và phi tần được phân theo cấp bậc của từng người.Việc người Trung Quốc xưa làm thế nào có thể xây dựng cả một khu quần thể khổng lồ này là một bí ẩn với các nhà khoa học trong thời gian dài. Trong Tử Cấm Thành, có nhiều phiến đá cẩm thạch với những hình chạm khắc rồng phượng cầu kỳ. Phiến lớn nhất có chiều dài 16,8 m và rộng 3 m nằm trước khu vực điện Thái Hòa. Ảnh: Top China Travel.Tử Cấm Thành cũng có 9.999 căn phòng. Trên nóc Cung Điện Hoàng Gia trang trí 9 hình linh thú giống rồng. Trong ảnh là hình rồng trang trí trên mái của cung điện gắn liền với truyền thuyết "Long sinh cửu phẩm" của người Trung Quốc. Ảnh: IFLYNhiều người kể từng chứng kiến các sự kiện kỳ quái diễn ra tại Tử Cấm Thành khi hoàng hôn buông xuống. Điều này, càng làm nên sự huyền bí của Tử Cấm Thành và thu hút du khách.
Tử Cấm Thành là biểu tượng cho quyền lực, nơi ẩn chứa những "báu vật" văn hóa của Trung Quốc trong suốt triều đại thời Minh - Thanh. Sắc màu chủ đạo, nổi bật của Tử Cấm Thành là vàng và đỏ - gợi cảm giác về sự quyền quý, uy nghiêm.
Thế nhưng, một điều có thể gây bất ngờ với nhiều người, đó là chữ "Tử" trong "Tử Cấm Thành" không chỉ mang nghĩa "thiên tử", "con trời" mà còn mang nghĩa chỉ màu tím. Đây là sắc màu tượng trưng cho tinh tú, ánh sáng của vì sao trên trời. Và chữ tử" này xuất phát từ thành ngữ "tử khí đông lai".
Theo truyền thuyết, trước lúc Lão Tử đi qua Hàm Cốc quan, hay còn gọi là đèo Hàm Cốc thì Doãn Hỉ nhìn thấy có luồng khí màu tím (tử khí) xuất hiện từ phía đông. Đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có thánh nhân qua đèo. Quả nhiên, một lát sau, Lão Tử cưỡi trâu xuất hiện ở phía đông. Người xưa cho rằng đây chính là dấu hiệu của vận may, cát tường. Từ đó người ta sử dụng "tử khí đông lai" để nói về sự may mắn.
Vậy tại sao màu sắc chủ đạo củaTử Cấm Thành lại là vàng và đỏ? Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, màu đỏ tượng trưng cho sự vui mừng, còn có ngụ ý chỉ sự trang nghiêm, hạnh phúc và cát tường. Còn màu vàng là biểu trưng cho quyền lực tối thượng, dành riêng cho bậc quân vương. Ảnh: Sohu.
Màu đỏ và vàng của Tử Cấm Thành biểu tượng cho sự may mắn và oai nghiêm, quyền lực, khiến người khác phải run sợ. Ảnh: IFLY.
Tử Cấm Thành được xây vào năm 1406, tức là vào thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt xuất và lỗi lạc. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Ảnh: Sohu.
Và làm nên công trình vĩ đại này, có công góp sức của một thái giám người Việt. Theo cuốn "Thủy đông nhật ký" do Diệp Thịnh nhà Minh viết, Nguyễn An là một trong những người tham gia thiết kế cho Tử Cấm Thành, được Minh Thành Tổ giao trọng trách lớn lao. Ảnh: Sohu.
Tử Cấm Thành là tập hợp của 800 cung điện lớn nhỏ. Các cung chính tập trung ở phần nội đình hay còn gọi là hậu cung.
Nội đình cũng được chia làm 2 phần là Đông – Tây lục cung và Nội đình tam cung cùng một số cung khác. Trong đó, Nội đình tam cung bao gồm: Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Thái Hòa điện. Hai bên của Nội đình là cung của các quý phi và phi tần được phân theo cấp bậc của từng người.
Việc người Trung Quốc xưa làm thế nào có thể xây dựng cả một khu quần thể khổng lồ này là một bí ẩn với các nhà khoa học trong thời gian dài. Trong Tử Cấm Thành, có nhiều phiến đá cẩm thạch với những hình chạm khắc rồng phượng cầu kỳ. Phiến lớn nhất có chiều dài 16,8 m và rộng 3 m nằm trước khu vực điện Thái Hòa. Ảnh: Top China Travel.
Tử Cấm Thành cũng có 9.999 căn phòng. Trên nóc Cung Điện Hoàng Gia trang trí 9 hình linh thú giống rồng. Trong ảnh là hình rồng trang trí trên mái của cung điện gắn liền với truyền thuyết "Long sinh cửu phẩm" của người Trung Quốc. Ảnh: IFLY
Nhiều người kể từng chứng kiến các sự kiện kỳ quái diễn ra tại Tử Cấm Thành khi hoàng hôn buông xuống. Điều này, càng làm nên sự huyền bí của Tử Cấm Thành và thu hút du khách.