Theo TS sử học Phan Thanh Hải (báo Thừa Thiên Huế), một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định giá trị di sản của Cố đô Huế là hệ thống thủy đạo Kinh thành được xây dựng thời nhà Nguyễn. Ảnh:Cống Tây Thành Thủy Quan, một công trình thuộc hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế.Hệ thống này hình thành từ thời Gia Long (1802-1820) và hoàn thiện dưới thời Minh Mạng (1820-1841), trong đó, hệ thống Hộ thành hà (các con sông bảo vệ thành) được hình thành sớm nhất. Ảnh: Sông Đông Ba, con sông đào thuộc hệ thống Hộ thành hà.Ngoài sông Hương là sông tự nhiên, các sông còn lại ở ba phía của Kinh thành đều là sông đào. Sông Kẻ Vạn (Hữu hộ thành hà) đào vào năm 1814 – 1815, sông Đông Ba (Tả hộ thành hà) đào năm 1807, sông An Hòa (phía Bắc Kinh thành) được đào năm 1805. Ảnh: Sông Kẻ Vạn.Hệ thống hào hộ thành (bao gồm hào bên ngoài bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành) được xây dựng cùng thời điểm với quá trình xây dựng Kinh thành khoảng từ năm 1802 đến 1832. Ảnh: Hào hộ thành phía trước Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành.Sông Ngự Hà có vai trò đặc biệt trong hệ thống thủy đạo của Kinh thành. Quá trình đào sông này chia thành hai giai đoạn, đoạn từ Võ Khố đến Đông Thành Thủy Quan đào vào năm 1805. Đến năm 1825, đào tiếp đoạn nối thông từ Võ Khố đến Tây Thành Thủy Quan. Ảnh: Cầu Ngự Hà bắc qua sông Ngự Hà.Bên trong Kinh thành còn có hệ thống hồ ao được vua Gia Long và Minh Mạng cho đào mới hoặc cải tạo lại từ vết tích của dòng sông cũ. Ảnh: Hồ Tịnh Tâm, một thắng cảnh trong Kinh thành Huế.Dưới thời Nguyễn, việc quản lý hệ thống thủy đạo được giao cho một cơ quan chuyên quản gọi là Vệ Giám Thành. Các vua Nguyễn đã đề ra các đạo luật nghiêm khắc để bảo vệ hệ thống thủy đạo. Ảnh: Hào hộ thành phía Bắc Kinh thành Huế.Do đó, hệ thống thủy đạo phát huy được tác dụng rất lớn trên nhiều lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Kinh thành. Ảnh: Hào hộ thành ở khu vực cổng Chương Đức.Một số hồ ao trong Kinh thành đảm nhận những vai trò đặc biệt, như hồ Xã Tắc, hồ Thái Dịch có chức năng phong thủy, còn hồ Tàng Thư bảo vệ Tàng Thư Lâu - nơi lưu trữ công văn của triều đình - khỏi sự đe dọa của hỏa hoạn. Ảnh: Cầu Trung Đạo và hồ Thái Dịch nhìn từ Ngọ Môn.Do những biến động của lịch sử, hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế từng bị xuống cấp nghiêm trọng. Kể từ khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, chính quyền địa phương đã nỗ lực phục hồi cải tạo để đưa hệ thống độc đáo này trở về với diện mạo vốn có của mình.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa/VTV. Travel.
Theo TS sử học Phan Thanh Hải (báo Thừa Thiên Huế), một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định giá trị di sản của Cố đô Huế là hệ thống thủy đạo Kinh thành được xây dựng thời nhà Nguyễn. Ảnh:Cống Tây Thành Thủy Quan, một công trình thuộc hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế.
Hệ thống này hình thành từ thời Gia Long (1802-1820) và hoàn thiện dưới thời Minh Mạng (1820-1841), trong đó, hệ thống Hộ thành hà (các con sông bảo vệ thành) được hình thành sớm nhất. Ảnh: Sông Đông Ba, con sông đào thuộc hệ thống Hộ thành hà.
Ngoài sông Hương là sông tự nhiên, các sông còn lại ở ba phía của Kinh thành đều là sông đào. Sông Kẻ Vạn (Hữu hộ thành hà) đào vào năm 1814 – 1815, sông Đông Ba (Tả hộ thành hà) đào năm 1807, sông An Hòa (phía Bắc Kinh thành) được đào năm 1805. Ảnh: Sông Kẻ Vạn.
Hệ thống hào hộ thành (bao gồm hào bên ngoài bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành) được xây dựng cùng thời điểm với quá trình xây dựng Kinh thành khoảng từ năm 1802 đến 1832. Ảnh: Hào hộ thành phía trước Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành.
Sông Ngự Hà có vai trò đặc biệt trong hệ thống thủy đạo của Kinh thành. Quá trình đào sông này chia thành hai giai đoạn, đoạn từ Võ Khố đến Đông Thành Thủy Quan đào vào năm 1805. Đến năm 1825, đào tiếp đoạn nối thông từ Võ Khố đến Tây Thành Thủy Quan. Ảnh: Cầu Ngự Hà bắc qua sông Ngự Hà.
Bên trong Kinh thành còn có hệ thống hồ ao được vua Gia Long và Minh Mạng cho đào mới hoặc cải tạo lại từ vết tích của dòng sông cũ. Ảnh: Hồ Tịnh Tâm, một thắng cảnh trong Kinh thành Huế.
Dưới thời Nguyễn, việc quản lý hệ thống thủy đạo được giao cho một cơ quan chuyên quản gọi là Vệ Giám Thành. Các vua Nguyễn đã đề ra các đạo luật nghiêm khắc để bảo vệ hệ thống thủy đạo. Ảnh: Hào hộ thành phía Bắc Kinh thành Huế.
Do đó, hệ thống thủy đạo phát huy được tác dụng rất lớn trên nhiều lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Kinh thành. Ảnh: Hào hộ thành ở khu vực cổng Chương Đức.
Một số hồ ao trong Kinh thành đảm nhận những vai trò đặc biệt, như hồ Xã Tắc, hồ Thái Dịch có chức năng phong thủy, còn hồ Tàng Thư bảo vệ Tàng Thư Lâu - nơi lưu trữ công văn của triều đình - khỏi sự đe dọa của hỏa hoạn. Ảnh: Cầu Trung Đạo và hồ Thái Dịch nhìn từ Ngọ Môn.
Do những biến động của lịch sử, hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế từng bị xuống cấp nghiêm trọng. Kể từ khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, chính quyền địa phương đã nỗ lực phục hồi cải tạo để đưa hệ thống độc đáo này trở về với diện mạo vốn có của mình.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa/VTV. Travel.