Khi tới đất nước Nepal, nhiều du khách ấn tượng khi chiêm ngưỡng hệ thống cung cấp nước gần 1.600 tuổi. Theo các chuyên gia, hệ thống này có niên đại ít nhất từ thế kỷ 5.Các đài phun nước nối liền với bể nông và kênh dẫn nước từ suối hoặc mạch nước ngầm tạo nên hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Nepal trong nhiều thế kỷ. Một đặc điểm ấn tượng nhất của hệ thống cung cấp nước cổ xưa này là các đài phun nước bằng đá tinh xảo được gọi là dhunge dhara hoặc hiti. Những đài phun nước này trông giống quái vật biển makara trong truyền thuyết Hindu giáo.Mặc dù dhunge dhara không hoành tráng như hệ thống dẫn nước của đế chế La Mã nhưng người dân ở Nepal thời xưa với đôi bàn tay tài hoa và trí tuệ vượt trội đã tạo ra các đài phun nước ấn tượng. Theo các nhà nghiên cứu, Dhunge dhara xuất hiện lần đầu tiên là vào thời vương quốc Licchavi (năm 400 - 750).Một số học giả cho rằng, hệ thống cung cấp nước tương tự có thể tồn tại sớm hơn và người Licchavis chỉ tổ chức, mang đến hình dạng thẩm mỹ cho công trình tồn tại sẵn. Trong văn hóa Nepal, việc dâng nước lên các vị thần được người dân chú trọng. Do vậy, cả các vị vua và người dân xây dựng các dhunge dhara ở trong vùng.Công trình Manga Hiti ở Patan xây năm 570 được cho là dhunge dhara cổ nhất còn hoạt động đến ngày nay. Theo thời gian, ngày càng có nhiều đài phun nước tương tự được xây dựng khắp thung lũng Kathmandu. Đến thời kỳ Malla (năm 1201 - 1779), hệ thống đài phun nước phổ biến ở nhiều nơi tại Nepal.Nguồn nước cơ bản của dhunge dhara là mạng lưới kênh dẫn nước từ những dòng suối trên núi. Một số khác lấy từ nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất.Dhunge dhara khai thác các nguồn dưới lòng đất thường được xây trên bể nông với độ sâu do mực nước ngầm quyết định. Những bể này được con người xây bằng đá và gạch với vòi nhô ra từ mặt tường. Trong khi hầu hết các bể chỉ có một vòi, nhiều đài phun nước có tới 2, 3, 5, 9 hoặc nhiều vòi hơn.Đặc biệt, công trình Muktidhara ở quận Mustang gây ấn tượng với 108 vòi. Nằm phía trên mỗi vòi luôn có một đền thờ nhỏ dành riêng cho một vị thần. Nước dư thừa được chứa trong ao hoặc dẫn tới cánh đồng canh tác để tưới tiêu.Trong suốt nhiều năm, các Dhunge dhara trở thành là nguồn cung cấp nước uống quan trọng trong cuộc sống của người dân Nepal. Sau thế kỷ 17, vai trò của dhunge dhara giảm dần khi các đường ống nước hiện đại xuất hiện.Dù vậy, hệ thống cung cấp nước cổ xưa này vẫn phục vụ nhu cầu của khoảng 10% dân số ở thung lũng Kathmandu. Họ sử dụng nguồn nước này chủ yếu để tắm rửa và giặt giũ. Đặc biệt, đây cũng là nơi thực hiện những nghi thức tôn giáo linh thiêng của người dân địa phương như như lau tượng thần.Mời độc giả xem video: Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest. Nguồn: THĐT1.
Khi tới đất nước Nepal, nhiều du khách ấn tượng khi chiêm ngưỡng hệ thống cung cấp nước gần 1.600 tuổi. Theo các chuyên gia, hệ thống này có niên đại ít nhất từ thế kỷ 5.
Các đài phun nước nối liền với bể nông và kênh dẫn nước từ suối hoặc mạch nước ngầm tạo nên hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Nepal trong nhiều thế kỷ. Một đặc điểm ấn tượng nhất của hệ thống cung cấp nước cổ xưa này là các đài phun nước bằng đá tinh xảo được gọi là dhunge dhara hoặc hiti. Những đài phun nước này trông giống quái vật biển makara trong truyền thuyết Hindu giáo.
Mặc dù dhunge dhara không hoành tráng như hệ thống dẫn nước của đế chế La Mã nhưng người dân ở Nepal thời xưa với đôi bàn tay tài hoa và trí tuệ vượt trội đã tạo ra các đài phun nước ấn tượng. Theo các nhà nghiên cứu, Dhunge dhara xuất hiện lần đầu tiên là vào thời vương quốc Licchavi (năm 400 - 750).
Một số học giả cho rằng, hệ thống cung cấp nước tương tự có thể tồn tại sớm hơn và người Licchavis chỉ tổ chức, mang đến hình dạng thẩm mỹ cho công trình tồn tại sẵn. Trong văn hóa Nepal, việc dâng nước lên các vị thần được người dân chú trọng. Do vậy, cả các vị vua và người dân xây dựng các dhunge dhara ở trong vùng.
Công trình Manga Hiti ở Patan xây năm 570 được cho là dhunge dhara cổ nhất còn hoạt động đến ngày nay. Theo thời gian, ngày càng có nhiều đài phun nước tương tự được xây dựng khắp thung lũng Kathmandu. Đến thời kỳ Malla (năm 1201 - 1779), hệ thống đài phun nước phổ biến ở nhiều nơi tại Nepal.
Nguồn nước cơ bản của dhunge dhara là mạng lưới kênh dẫn nước từ những dòng suối trên núi. Một số khác lấy từ nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất.
Dhunge dhara khai thác các nguồn dưới lòng đất thường được xây trên bể nông với độ sâu do mực nước ngầm quyết định. Những bể này được con người xây bằng đá và gạch với vòi nhô ra từ mặt tường. Trong khi hầu hết các bể chỉ có một vòi, nhiều đài phun nước có tới 2, 3, 5, 9 hoặc nhiều vòi hơn.
Đặc biệt, công trình Muktidhara ở quận Mustang gây ấn tượng với 108 vòi. Nằm phía trên mỗi vòi luôn có một đền thờ nhỏ dành riêng cho một vị thần. Nước dư thừa được chứa trong ao hoặc dẫn tới cánh đồng canh tác để tưới tiêu.
Trong suốt nhiều năm, các Dhunge dhara trở thành là nguồn cung cấp nước uống quan trọng trong cuộc sống của người dân Nepal. Sau thế kỷ 17, vai trò của dhunge dhara giảm dần khi các đường ống nước hiện đại xuất hiện.
Dù vậy, hệ thống cung cấp nước cổ xưa này vẫn phục vụ nhu cầu của khoảng 10% dân số ở thung lũng Kathmandu. Họ sử dụng nguồn nước này chủ yếu để tắm rửa và giặt giũ. Đặc biệt, đây cũng là nơi thực hiện những nghi thức tôn giáo linh thiêng của người dân địa phương như như lau tượng thần.
Mời độc giả xem video: Nepal đo lại độ cao đỉnh Everest. Nguồn: THĐT1.